• 7:30 - 20:30
    Cả CN & Lễ
  • Lịch hẹn
  • 500 Cửa hàng
Cách cất giữ dụng cụ nhà bếp bền đẹp sử dụng lâu dễ dàng đơn giản

Cách cất giữ dụng cụ nhà bếp bền đẹp sử dụng lâu dễ dàng đơn giản

14,200₫

Có chổ đậu ô tô (Có thể mất phí)

    Cửa hàng bạn đã chọn

    Còn hàng sẵn có xem ngay lấy liền

    Nhanh tay bỏ túi ngay các cách cất giữ dụng cụ nhà bếp thật tỉ mỉ, chi tiết giúp góc bếp trở nên trang trọng hơn cũng như tìm kiếm vật dụng cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

    Cất giữ dụng cụ nhà bếp

    Để căn bếp lúc nào cũng trở nên gọn gàng, ngăn nắp vừa giúp nâng cấp độ thẩm mỹ mà còn có thể tìm kiếm các vật dụng thật dễ dàng mỗi khi cần sử dụng tới thì còn chần chừ gì nữa, cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Trung Tâm Bảo Hành điểm qua các cách cất giữ dụng cụ nhà bếp siêu đơn giản dưới đây nhé!

    1 Cách cất giữ các dụng cụ bếp

    Cất giữ dao

    Ắt hẳn trong mỗi góc bếp đều cần đến sự trợ giúp thật đắc lực của các loại dao, bởi tùy theo mục đích sử dụng như chặt thịt, cắt gọt trái cây,... thì bạn sẽ cần đến dao gọt, dao phi lê,... để việc chế biến trở nên thật dễ dàng.

    Do mỗi loại dao đều có công dụng riêng, cho nên bạn cũng đừng quên sử dụng đúng chức năng, tránh việc lẫn lộn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của dao.

    Để bảo quản dao được tốt hơn thì cũng cực kì đơn giản, bạn chỉ cần sau khi sử dụng xong thì dùng các dụng cụ vệ sinh như miếng rửa bát mềm, tránh dùng búi sắt cọ nồi bằng inox rất dễ làm trầy xước dao.

    Cất giữ dao

    Đặc biệt, bạn tuyệt đối không nên ngâm dao vào trong bồn rửa, bởi vừa dễ làm ảnh hưởng đến chuôi dao (do một số chuôi dao được làm nên bằng gỗ), hoặc dễ va vào những vật dụng khác làm mẻ dao và đặc biệt lúc không để ý có thể vô tình cứa vào tay nữa đó!

    Sau khi đã tẩy rửa sạch sẽ, thì bạn hãy úp dao vào hộp hoặc kệ gỗ để dao được ráo nước, đồng thời giữ được độ bền cũng như dễ dàng lấy ra cho lần sử dụng sau.

    Và tất nhiên điều cuối cùng cũng không kém phần quan trọng chính là tránh để dao rỉ sét vừa ảnh hưởng đến chất lượng mà lại không an toàn vệ sinh thực phẩm thì bạn hãy mài dao 1 lần/tuần nhé! Bạn có thể sử dụng nước vo gạo, giấm ăn,... để mài dao sắc bén lại như ban đầu đều được cả nha!

    Cất giữ dao

    Cất giữ thớt

    Dụng cụ bếp tiếp theo được xem là "người anh em" với dao đó chính là thớt. Tùy theo sở thích và nhu cầu sử dụng mà thớt được làm nên từ nhiều chất liệu khác nhau và có thể kể đến 3 đại diện tiêu biểu chính là gỗ, nhựa và thủy tinh.

    • Thớt gỗ

    Đối với thớt gỗ thì từ ánh nhìn đầu tiên, bạn sẽ thấy thớt có độ cứng cáp, chắc chắn rất an tâm mà sử dụng. Ngoài ra, thớt gỗ sẽ thích hợp để bạn sơ chế nguyên liệu có kích thước lớn và đòi hỏi phải dùng lực mạnh.

    Tuy nhiên, thớt gỗ lại có những nhược điểm như khá nặng và rất dễ thấm nước nếu bạn sử dụng lâu ngày, thậm chí còn rất dễ bị cong vênh, mọt,... nữa đó!

    Do đó, để hạn chế những điều không mong muốn trên thì khi vừa mới "tậu" thớt về bạn hãy ngâm trong nước muối pha loãng (theo tỷ lệ 200gr muối/1 lít nước) trong vòng 24 giờ, rồi đem phơi khô dưới ánh sáng trực tiếp đến khi thớt khô ráo hoàn toàn.

    Ngoài ra, sau mỗi lần sử dụng bạn hãy dùng nước rửa chén hoặc chanh tươi để vệ sinh sạch sẽ thớt và đem phơi khô ở nơi thoáng mát, không ẩm mốc nhé!

    Thớt gỗ

    • Thớt nhựa

    Còn nếu như bạn yêu thích sự gọn gàng, nhẹ nhàng, không quá cồng kềnh thì tất nhiên thớt nhựa sẽ là sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo rồi!

    Tuy dễ dàng di chuyển khắp mọi nơi thế nhưng thớt nhựa lại không thể chịu được các thực phẩm khi sơ chế đòi hỏi bạn phải dùng lực nhiều hay ấn quá mạnh.

    Bởi khi ấn dao quá mạnh, thì sẽ khó tránh khỏi việc trên thớt sẽ lưu lại các vết hằn và nơi đấy sẽ là nơi các vi khuẩn sinh sôi nảy nở ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làm thớt nhanh cũ.

    Do đó, bạn chỉ nên dùng thớt nhựa để cắt rau củ, trái cây,... hay các loại thực phẩm không cần dùng lực quá nhiều nhé!

    Thông thường, sau sử dụng xong bạn hãy chùi rửa cùng nước rửa chén hoặc khi thớt đã ố vàng thì bạn hãy ngâm thớt trong hỗn hợp giấm và nước cốt chanh từ 2 tiếng, rồi đem rửa lại với nước rửa chén và tráng thêm lớp nước sôi nữa là hoàn thành.

    Thớt nhựa

    • Thớt thủy tinh

    Thớt thủy tinh khi đặt vào gian bếp chắc chắn sẽ khiến cho góc bếp của chị em trở nên đầy hiện đại, sang trọng và tinh tế hơn rất nhiều. Do đó, ngày nay mẫu thớt đặc biệt này đã ngày càng chiếm được nhiều sự yêu thích từ mọi người.

    Thớt thủy tinh có trọng lượng khá nặng và bạn nên cẩn thận tránh rơi vỡ khi sử dụng. Đặc biệt, thớt thủy tinh chỉ thích hợp để sơ chế trái cây, rau củ, thức ăn mềm,... hay để cuộn sushi, chả giò,... mà thôi!

    Đi kèm với sự hiện đại thì thớt thủy tinh cũng khá "công phu" trong việc chùi rửa và cất giữ. Trước khi sơ chế thực phẩm chín thì bạn nên tráng sơ với nước sôi và sau khi sử dụng xong thì nên rửa sạch rồi mới treo cho khô ráo nhé!

    Vì được làm bằng thủy tinh cho nên nếu bạn nhận thấy thớt bị ố vàng, có mùi, thậm chí xuất hiện vết nứt thì bạn không nên sử dụng nữa mà hãy lựa chọn cho mình chiếc thớt mới nha!

    Thớt thủy tinh

    Cất giữ chảo chống dính

    Nếu như trước đây, mọi người thường thấy các loại chảo gang, chảo inox,... được dùng để chế biến món ăn thì giờ đây bổ sung vào vô vàn các vật dụng tuyệt vời nơi góc bếp nữa đó chính là chảo chống dính.

    Chảo chống dính được phủ thêm lớp men cho nên sẽ giảm thiểu được tình trạng trầy xước chảo hoặc khi chế biến các món xào, món chiên không cần sử dụng dầu mỡ quá nhiều.

    Khi vừa mới mua chảo chống dính về, bạn nên rửa cùng nước rửa chén trước khi sử dụng để loại bỏ các vết bụi bẩn. Hoặc bạn cũng có thể cho 1 lớp cà phê lên bề mặt chảo, đặt lên bếp rồi hâm nóng khoảng 5 - 7 phút, sau đó rửa sạch lại là được.

    Cất giữ chảo chống dính

    Ngoài ra, sau mỗi lần sử dụng bạn nên để chảo nguội thì đem chùi rửa ngay lập tức để tránh việc thức ăn bám vào chảo sẽ khó vệ sinh, tránh rửa khi còn nóng và không nên dùng những chất tẩy rửa có nồng độ quá cao.

    Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý trong quá trình sử dụng thì để tránh lớp phủ chống dính bị bong tróc bạn hãy dùng muỗng, sạn dẹt,... được làm bằng nhựa cao cấp hoặc gỗ và sử dụng lượng nhiệt vừa phải, không quá lớn.

    Hơn hết, tuyệt đối không nên đặt chảo trên bếp mà chưa cho dầu ăn vào bởi như vậy rất dễ gây ra tình trạng thay đổi nhiệt độ ngột dẫn đến việc ảnh hưởng đến lớp chống dính.

    Cất giữ chảo chống dính

    Cất giữ xoong, nồi

    Ngoài chảo chống dính, thì xoong, nồi cũng là những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gian bếp. Để phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều chị em thì nhà sản xuất cũng đã đưa ra thật nhiều lựa chọn với vô vàn các chất liệu khác nhau.

    Cho dù là bạn sử dụng xoong chống dính hay xoong inox đi chăng nữa thì bạn cũng nên lưu ý 1 số mẹo nhỏ sau đây để không làm giảm đi tuổi thọ của chúng. Bạn có thể áp dụng những phương pháp vệ sinh, bảo quản của chảo chống dính đối với xoong chống dính.

    cất nồi

    Ngoài ra, để làm sạch các vết bẩn cứng đầu trên xoong inox, thì bạn hãy ngâm chúng vào nước rửa chén pha loãng cùng nước ấm trong vòng vài phút.

    Sau đó, dùng miếng rửa chén mềm để chà rửa thật sạch nhé! Cuối cùng, đem treo lên ở nơi thoáng mát, không quá ẩm mốc là được.

    Một điểm lưu ý khác mà các chị em thường hay bỏ qua chính là để tiết kiệm không gian thì thường xếp chồng các bộ xoong, nồi vào nhau nhưng từ giờ hãy loại bỏ thói quen đó đi vì bạn đang vô tình làm trầy xước xoong đấy!

    Cất giữ xoong, nồi

    2 Cách cất giữ theo vật liệu

    Đồ gỗ

    Ngoài cách sắp xếp theo vật dụng, thì bạn cũng có thể cất giữ các vật dụng theo chất liệu. Đầu tiên, để Trung Tâm Bảo Hành mách cho bạn cất giữ các loại đồ gỗ trước nhé!

    Đối với vật dụng bằng gỗ thì khi trông vào sẽ tạo được sự sang trọng, quý phái rất đẹp mắt. Nếu như trước đây gỗ chỉ thường được dùng cho các bộ bàn ghế, tủ quần áo,... thì giờ đây đã đa dạng hơn với muỗng, đũa, tô,... nữa đấy!

    Đồ gỗ

    Tuy vật dụng bằng gỗ đã được mài cho nhẵn bóng thế nhưng nếu bạn sử dụng lâu dài mà không đúng cách cũng rất dễ xảy ra tình trạng bị ẩm mốc.

    Do đó, bạn cần lưu ý là không nên ngâm quá lâu trong nước, đồng thời khi chùi rửa thì dùng nước rửa chén hoặc pha thêm ít nước cốt chanh hay muối vào nhé! Cuối cùng, vẫn như thông thường là tráng với nước sạch rồi đem phơi ráo ở nơi thoáng mát.

    Đối với đồ gỗ mới mua về thì bạn có thể tăng tuổi thọ của sản phẩm bằng cách ngâm trong nước muối pha loãng vài phút. Đặc biệt, bạn nên chuẩn bị 2 chiếc thớt để dùng khi chế biến thực phẩm sống và chín riêng biệt nha!

    Đồ gỗ

    Đồ nhựa

    Đồ nhựa là vật dụng được đa phần mọi người sử dụng rất nhiều nơi góc bếp, bởi không những gọn nhẹ, có giá thành rẻ mà lại rất đa dạng kích thước và kiểu dáng.

    Tuy nhiên, nhược điểm mà ai cũng biết của đồ nhựa chính là không nên đựng những thực phẩm có dầu mỡ quá nhiều vì rất khó khăn trong quá trình chùi rửa.

    Đồ nhựa

    Hơn hết, bạn cũng nên cất giữ ở nơi không phải chịu nhiệt từ các loại bếp, lò vi sóng,... hay là trực tiếp với lửa bởi rất dễ gây cháy, ảnh hưởng đến an toàn của mọi người khi sử dụng.

    Một lưu ý khác là bạn không nên cho trực tiếp nước sôi vào đồ nhựa bởi rất dễ làm vật dụng biến dạng và đặc biệt là tiết ra các chất độc cực kì nguy hiểm cho sức khỏe.

    Thông thường, bạn nên đựng rau củ, trái cây,... hay các loại đậu vào đồ nhựa, vì sau khi sử dụng xong bạn chỉ cần chùi rửa bằng nước rửa chén hoặc pha lẫn thêm 1 ít nước cốt chanh rất dễ dàng và nhanh chóng.

    Đồ nhựa

    Đồ thủy tinh, gốm, sứ, tráng men

    Tiếp theo, sẽ là các mẹo dành riêng cho vật dụng bằng đồ thủy tinh, gốm, sứ, tráng men. Tất cả các vật dụng này đều có điểm chung là có trọng lượng khá nặng, dễ rơi vỡ nhưng lại được thiết kế rất tinh tế, đẹp mắt khiến góc bếp trở nên nổi bật vô cùng!

    Không đơn giản là chỉ có ly, ,... mà ngay cả nồi, khay,... đều đầy đủ mẫu mã giúp bạn tha hồ thoải mái mà lựa chọn cho gian bếp của mình.

    Đồ thủy tinh, gốm, sứ, tráng men

    Tuy nhiên, do các vật dụng này được tráng lớp men để chống dính nên bạn tuyệt đối không sử dụng nếu phát hiện vật dụng đã bị bong tróc lớp men đó.

    Ngoài ra, không để gần lửa bởi rất dễ tỏa nhiệt, dễ bị bỏng tay khi bạn vô tình không chú ý đến. Đối với các loại thủy tinh, thì bạn nên chế biến cùng lửa nhỏ hoặc vừa, tránh dùng lửa quá cao.

    Một điểm lưu ý khác đó là bạn nên hạn chế sử dụng các loại đũa, muỗng,... được làm nên bằng kim loại bởi rất dễ làm sản phẩm bị rạn nứt và bong tróc lớp men. Cuối cùng, khi sử dụng xong thì chỉ cần chùi rửa bằng nước rửa chén thôi nhé!

    Đồ thủy tinh, gốm, sứ, tráng men

    Đồ kim loại: nhôm, gang

    Chớ vội lầm tưởng các vật dụng nơi góc bếp chỉ được làm nên từ những chất liệu trên thôi nha, bởi ngay sau đây Trung Tâm Bảo Hành sẽ tiếp tục mách nhỏ cho bạn cách sắp xếp đồ kim loại bằng nhôm, gang nữa đấy!

    Các vật dụng này đã xuất hiện từ rất lâu và hầu như gian bếp nào cũng đều có sự xuất hiện của nó. Thế nhưng, nhược điểm của đồ kim loại chính là thường phát ra tiếng ồn khi chế biến và rất dễ xảy ra tình trạng rạn nứt, méo mó nữa đó!

    Đồ kim loại: nhôm, gang

    Như đã nói ở trên, do dễ méo mó cho nên khi sử dụng bạn nên cẩn thận để tránh xảy ra tình trạng không mong muốn đến an toàn của bản thân.

    Bên cạnh đó, sau khi sử dụng xong thì bạn hãy dùng miếng rửa chén, bọt biển để vệ sinh sạch sẽ hơn, đồng thời nếu muốn đánh bóng sản phẩm thì chỉ cần dùng đến giấy nhám thôi nhé!

    Ngoài ra, do được làm nên bằng kim loại cho nên sẽ không thể tránh khỏi việc bị oxy hóa, vì thế bạn không nên chứa các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, muối và axit quá lâu nha!

    Đồ kim loại: nhôm, gang

    Đồ thép không gỉ

    Cuối cùng, các đồ thép không gỉ sẽ khép lại dánh sách ngày hôm nay của chúng ta. Thông thường, khi sử dụng thép không gỉ thì rất được mọi người ưa chuộng bởi độ cứng và độ bền bỉ rất tốt. Hơn hết, lại có khả năng chịu nhiệt cực kì tuyệt vời luôn!

    Thép không gỉ còn được biết đến với cái tên thân quen khác là inox, mọi người sẽ thấy từ muỗng, dao, bình nước,... hay thậm chí là nồi đều có thể được làm nên từ chất liệu tuyệt vời này.

    Đồ thép không gỉ

    Tuy nhiên, một số lưu ý bạn cũng không nên bỏ qua khi sử dụng inox chính là không nên nấu với lửa quá to vì rất dễ làm vật dụng ố vàng, trông mau cũ.

    Khi vệ sinh thì chỉ cần dùng miếng chùi rửa mềm mịn và nước rửa chén chứ không nên dùng giấy nhám, hay chùi bằng cước rất dễ làm vật dụng trầy xước.

    Tương tự như đồ kim loại bạn cũng hạn chế đựng các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, muối và axit quá lâu nhé!

    Đồ thép không gỉ

    Xem thêm:

    • Mẹo vệ sinh dụng cụ làm bếp bằng những sản phẩm từ tự nhiên, không hóa chất
    • Tổng hợp các dụng cụ vệ sinh nhà bếp đa năng giúp căn bếp luôn sạch sẽ
    • 8 lý do bạn nên dùng dụng cụ nấu ăn, nhà bếp bằng gỗ cho cho gia đình

    Với những cách cất giữ dụng cụ nhà bếp thật đơn giản mà lại đầy tiện lợi trên đây mà Trung Tâm Bảo Hành vừa chia sẻ có thể giúp cho chị em nội trợ tân trang góc bếp của mình cũng như sử dụng các vật dụng được nhanh chóng hơn mà không phải tìm kiếm quá lâu.

    Bạn có làm được hướng dẫn này không?

    Không

    Cám ơn bạn đã phản hồi

    Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

    Hướng dẫn nấu khó hiểu, không làm được Công thức nấu không đúng vị Thành phẩm không giống như bài viết Nguyên liệu chuẩn bị và khi nấu không đúng, dư hoặc thiếu Nguyên liệu khó tìm, không biết thay thế bằng gì
    Gửi
    Vienmaytinh 178 Hoàng Văn Thụ chuyên sửa chữa bảo hành các thiết bị điện thoại laptop máy tính bảng PC Surface Đồng Hồ cho tất cả khách hàng.
    Xem thêm ↓

    Quý đối tác đăng ký sẽ được nhận việc ngay "lượm lúa" tại đây hoặc tải Mẫu HSXV.Doc

    Hãy bình luận chúng tôi sẽ trả lời ngay bằng zalo
    © 2022. Trungtambaohanh.com Sửa tận nhà có Đổi Pin, Màn Hình, đổi main, SSD giữ nguyên Data
    Công Ty Cổ Phần Máy Tính VIỆN GPĐKKD: 0305916372 do sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 18/07/2008 ĐT: 028.3844.2011