• 7:30 - 20:30
    Cả CN & Lễ
  • Lịch hẹn
  • 500 Cửa hàng
Cách tải, cài đặt Windows 11 cho máy tính không mất dữ liệu

Cách tải, cài đặt Windows 11 cho máy tính không mất dữ liệu

12,600₫
Gói trọn bộ linh kiện zin hãng Sửa chữa từ xa miễn phí: 1800 1080

Có chổ đậu ô tô (Có thể mất phí)

Cửa hàng bạn đã chọn

Alo Mr Viện, hư gì cứ điện 1800.1080 (24/7)

Cách tải, cài đặt Windows 11 cho máy tính không mất dữ liệu, tải Windows 11. Cách cài đặt Windows 11 và những thứ cần chuẩn bị trước khi cài đặt. Click để xem chi tiết!

Trong những ngày vừa qua, phiên bản Windows 11 chính thức bị rò rĩ thông tin, thậm chí đã có bản thử nghiệm mà bạn có thể cài đặt ngay bây giờ. Bạn cũng muốn trải nghiệm phiên bản mới này nhưng lại ngại mất dữ liệu trong máy. Vậy thì hãy cùng mình tham khảo bài viết: Cách tải, cài đặt Windows 11 cho máy tính không mất dữ liệu

Hướng dẫn được thực hiện trên laptop Asus chạy hệ điều hành Windows 10. Bạn có thể thao tác tương tự trên máy tính chạy hệ điều hành Windows 10 (64 bit)

I. Cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành cài đặt

1. Tải bản ISO của Windows 11

Hiện tại phiên bản thử nghiệm của hệ điều hành Windows 11 đã xuất hiện và bạn có thể tải về miễn phí ở đường link bên dưới.

Windows 11 mới với nhiều tính năng nổi bật

Windows 11 mới với nhiều tính năng nổi bật

Link tải bản IOS của Windows 11

2. Tạo Dual Boot

Dual Boot là cách giúp bạn có thể cài và sử dụng song song 2 hệ điều hành trên cùng một máy tính. Theo nguyên lý hoạt động, thường thì khi khởi động máy của bạn sẽ chạy thẳng vào hệ điều hành chính, nhưng sau khi Dual Boot, bạn có thể chọn hệ điều hành mà mình muốn sử dụng mỗi khi khởi động máy mà không ảnh hưởng đến dữ liệu.

Dual Boot

Để tạo Dual Boot mời bạn tham khảo bài viết sau: Cách tạo Dual Boot để sử dụng nhiều Windows trên một máy tính

II. Cách cài đặt Windows 11 cho máy tính không mất dữ liệu

Bước 1: Đầu tiên, bạn tải về máy phiên bản ISO của Windows 11 tại đây

Bước 2: Tạo Dual Boot và phân vùng bộ nhớ để tiến hành cài đặt Windows 11

Để có thể tạo Dual Boot mời bạn tham khảo bài viết tại đường link này.

Bước 3: Sau khi tải phiên bản ISO khởi động lại máy tính của bạn. Ở bước này, sẽ có một số máy tính tự động dùng Dual Boot. Nếu máy của bạn không tự khởi chạy thì hãy nhấn nút F12 hoặc F2(Tùy máy) để vào giao diện Boot Option Setup

Giao diện Boot Option Setup

Giao diện Boot Option Setup

Bước 4: Tiếp theo, bạn dùng các phím mũi tên để điều hướng trong BIOS để truy cập vào mục Boot > Removeable Devices hoặc USB Storage Device hoặc External Drive tùy dòng máy, sau đó nhấn Enter để chọn load hệ điều hành.

Bước 5: Sau khi chọn hệ điều hành Windows 11, bạn chọn ngôn ngữ và nhấn Next.

chọn ngôn ngữ

Chọn ngôn ngữ

Bước 6: Tại đây, bạn nhấn nút Install Now để tiến hành cài đặt Windows 11.

nhấn nút Install Now

Nhấn nút Install Now

Bước 7: Ở giao diện Activate Windows, bạn chọn I don’t have a product key

chọn I don’t have a product key

Chọn I don’t have a product key

Bước 8: Tiếp theo, chọn loại phiên bản mà bạn muốn cài đặt, sau đó nhấn nút Next để tiếp tục

chọn loại phiên bản mà bạn muốn cài đặt

Chọn loại phiên bản mà bạn muốn cài đặt

Tại bước này sẽ có nhiều phiên bản cho bạn chọn để trải nghiệm miễn phí như:

  • Windows 11 Home
  • Windows 11 Pro
  • Windows 11 Education
  • Windows 11 Home Single language
  • Và nhiều loại Windows 11 khác...

Bước 9: Tiếp theo, Ở mục Which type of installation do you want? bạn chọn Custom: Install Windows only (advanced)

Custom: Install Windows only (advanced)

Custom: Install Windows only (advanced)

Lưu ý: Ở bước này nếu bạn không chuẩn bị sẵn ổ chứa hệ điều hành như phần 3 nhỏ mục I la mã, thì có thể sẽ khiến bạn mất hết dữ liệu trong ổ đĩa mà bạn cài file vào.

Bước 10: Sau đó, bạn chọn ổ bạn sẽ cài Windows 11. Tại đây, bạn dùng ổ đĩa vừa phân vùng có sẵn lúc chuẩn bị, bạn nhấn Next để tiếp tục. Sau khi nhấn Next hệ thống sẽ tiến hành cài đặt và bạn sẽ chờ trong một khoản thời gian, phụ thuộc vào loại ổ cứng mà bạn đang dùng.

Chọn ổ đĩa đã chuẩn bị trước

Chọn ổ đĩa đã chuẩn bị trước

Bước 11: Sau khi cài đặt hoàn tất, máy sẽ tự khởi động lại và xuất hiện với màn hình chào đầy mới mẻ của Windows 11. Đầu tiên, bạn sẽ thiết lập lại quốc gia và vùng lãnh thổ và nhấn nút Yes.

 thiết lập lại quốc gia và vùng lãnh thổ

Thiết lập lại quốc gia và vùng lãnh thổ

Bước 12: Ở bước tiếp theo, là phần thiết lập bàn phím. Bạn chọn bàn phím chính và hệ thống sẽ hỏi bạn có muốn cài thêm bàn phím phụ hay không, bạn nhấn Add layout để thêm hoặc Skip để bỏ qua tùy theo nhu cầu.

 thiết lập bàn phím

Thiết lập bàn phím

Bước 13: Đợi hệ thống kiểm tra bản cập nhật, sau đó hệ thống yêu cầu bạn lựa chọn mục đích sử dụng của thiết bị. Có 2 tùy chọn dành cho bạn:

  • Set up for personal use: Dùng cho mục đích cá nhân.
  • Set up for Work or school: Dùng cho công việc hoặc học tập.
chọn mục đích sử dụng

Chọn mục đích sử dụng

Bước 14: Ở bước này, Hệ thống sẽ yêu cầu bạn đăng nhập. Microsoft hiển thị mặc định phương thức đăng nhập bằng tài khoản Microsoft và bạn có thể chọn nút Sign-in options để xem thêm nhiều cách đăng nhập khác.

Chọn hình thức đăng nhập

Chọn hình thức đăng nhập

Nếu bạn chưa có, hoặc muốn tạo thêm tài khoản Microsoft bạn có thể tham khảo bài viết: Cách tạo tài khoản Microsoft bằng số điện thoại, email đơn giản nhất

Bước 15: Nếu bạn không đăng nhập bằng tài khoản Microsoft và chọn Sign-in options, bạn có ba tùy chọn là đăng nhập bằng khóa bảo mật (dạng USB), thiết lập tài khoản offline hoặc dùng chức năng quên tên người dùng.

 Giao diện Sign-in options

Giao diện Sign-in options

Bước 16.1: Nếu bạn chọn hình thức đăng nhập bằng tài khoản Microsoft bạn chỉ cần điền thông tin tài khoản mật khẩu và nhấn nút Sign in để đăng nhập.

đăng nhập bằng tài khoản Microsoft

Đăng nhập bằng tài khoản Microsoft

Bước 16.2: Nếu bạn chọn hình thức tạo tài khoản Offline, bạn sẽ cần tạo tài khoản và mật khẩu để đăng nhập.

Nhập tên đăng nhập

Nhập tên đăng nhập

Nhập mật khẩu cho tài khoản Offline

Nhập mật khẩu

Nhập mật khẩu

Bước 17.1: Kế tiếp, Bạn lựa chọn câu hỏi và điền câu trả lời để bảo vệ tài khoản(Có tất cả 3 câu)

Trả lời câu hỏi bảo mật

Trả lời câu hỏi bảo mật

Bước 17.2: Đối với những bạn chọn hình thức đăng nhập bằng tài khoản Microsoft, Hệ thống sẽ hỏi bạn có muốn khôi phục dữ liệu từ máy cũ hay không. Bạn chọn Restore from... để khôi phục và chọn Setup as new device để tạo một thiết lập mới.

Chọn khôi phục data hoặc không

Chọn khôi phục data hoặc không

Bước 18: Chọn các thiết lập quyền riêng tư cho máy tính, đây là bước cuối của quá trình cài đặt.

 thiết lập quyền riêng tư cho máy tính

Thiết lập quyền riêng tư cho máy tính

Bước 19: Đợi đến khi máy hoàn tất quá trình khởi động lại, bạn đăng nhập vào và trải nghiệm hệ điều hành mới "Windows 11 ".

Giao diện Windows 11

Giao diện Windows 11

Trên đây là bài viết hướng dẫn Cách cài đặt Windows 11 cho máy tính không mất dữ liệu. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thể cài đặt Windows 11 thành công và cùng trải nghiệm phiên bản hệ điều hành mới này. Nếu có bất kì thắc mắc nào hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Vienmaytinh 178 Hoàng Văn Thụ chuyên sửa chữa bảo hành cấp cứu dữ liệu trên điện thoại laptop máy tính bảng, ổ cứng cho khách hàng trên cả nước.
Xem thêm ↓

Quý đối tác sẽ được thử tiếp nhận và sửa ngay tại đây

Mẫu HSXV.Doc

© 2024. Trungtambaohanh.com Sửa tận nhà có Đổi Pin, Màn Hình, đổi main, SSD giữ nguyên Data
Công Ty Cổ Phần Máy Tính VIỆN GPĐKKD: 0305916372 do sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 18/07/2008 ĐT: 028.3844.2011