• 7:30 - 20:30
    Cả CN & Lễ
  • Lịch hẹn
  • 500 Cửa hàng
Đánh giá hiệu năng Samsung Galaxy A22: Chip MediaTek chiến game mượt, tối ưu pin tốt khi chơi Liên Quân Mobile liên tục hơn 10 tiếng

Đánh giá hiệu năng Samsung Galaxy A22: Chip MediaTek chiến game mượt, tối ưu pin tốt khi chơi Liên Quân Mobile liên tục hơn 10 tiếng

28,100₫

Có chổ đậu ô tô (Có thể mất phí)

Cửa hàng bạn đã chọn

Alo Mr Viện, mua gì cứ điện 19006163

Samsung Galaxy A22 ra mắt với mức giá chưa đến 6 triệu đồng, đây thực sự là một mẫu smartphone hấp dẫn về mặt hiệu năng. Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ đánh giá hiệu năng của Samsung Galaxy A22.

Samsung Galaxy A22 ra mắt với mức giá chưa đến 6 triệu đồng, đây thực sự là một mẫu smartphone hấp dẫn về mặt hiệu năng. Galaxy A22 cấu hình nổi bật với con chip chuyên game MediaTek MT6769V cùng RAM 6 GB. Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ đánh giá hiệu năng của Samsung Galaxy A22.

Samsung Galaxy A22 cấu hình nổi bật với chip MediaTek MT6769V cùng RAM 6 GB 

Trước khi đi vào đánh giá chi tiết hiệu năng của Galaxy A22 thì mình sẽ điểm nhanh qua thông số cấu hình của em nó. Cụ thể như sau:

  • CPU: MediaTek MT6769V 8 nhân (12 nm) và xung nhịp cao nhất 2.0 GHz.
  • GPU: Mali-G52.
  • RAM: 6 GB.
  • Bộ nhớ trong: 128 GB (mở rộng qua thẻ nhớ MicroSD, hỗ trợ tối đa 1 TB).
  • Hệ điều hành: OneUI 3.1 (dựa trên Android 11).
  • Pin: 5.000 mAh, hỗ trợ sạc nhanh 15W.
Samsung Galaxy A22 sở hữu thông số cấu hình tương đối ngon so với giá máy.
Samsung Galaxy A22 sở hữu thông số cấu hình tương đối ngon so với mức giá chưa đến 6 triệu.

Theo cá nhân mình thấy thì thông số cấu hình của Samsung Galaxy A22 cũng thuộc dạng tương đối ổn so với mức giá chưa đến 6 triệu. Điều khiến mình tò mò nhất chính là con chip chuyên game MediaTek MT6769V bởi vì mình chưa từng nghe qua bộ vi xử lý này và đa phần người dùng hiện nay cũng vậy. Sau khi tìm hiểu thông tin thì mình mới biết là con chip này được sản xuất trên tiến trình 12 nm, có 8 nhân và xung nhịp cao nhất là 2.0 GHz.

Con chip MediaTek MT6769V của Galaxy A22 được xây dựng dựa trên tiến trình 12 nm và có 8 nhân.
Con chip MediaTek MT6769V của Galaxy A22 được xây dựng dựa trên tiến trình 12 nm và có 8 nhân.

Nếu để nói MediaTek MT6769V mạnh ngang với con chip Snapdragon nào thì mình sẽ khẳng định rằng con chip này mạnh hơn Snapdragon 665 (8 nhân, tiến trình 11 nm) nhưng yếu hơn Snapdragon 678 (8 nhân, tiến trình 11 nm) một chút. Mình sẽ nói rõ lý do ở phần chấm điểm hiệu năng ở ngay bên dưới đây.

Điểm hiệu năng của MediaTek MT6769V trên Samsung Galaxy A22

Liệu Samsung Galaxy A22 có đạt điểm hiệu năng ấn tượng?
Liệu Samsung Galaxy A22 có đạt điểm hiệu năng ấn tượng?

Để cho các bạn có cái nhìn trực quan nhất về sức mạnh của MediaTek MT676 trên Galaxy A22 thì mình sẽ tiến hành chấm điểm hiệu năng của con chip này bằng các phần mềm như GeekBench 5, 3DMark và PCMark. Trước khi chia sẻ kết quả, mình sẽ nói qua một chút về điều kiện chấm điểm:

  • Pin phải từ 90% - 100% (nếu pin dưới 90% thì hiệu năng của máy sẽ bị ảnh hưởng).
  • Không được sạc pin trong quá trình chấm điểm.
  • Chấm điểm 3 lần và lấy kết quả trung bình sau 3 lần chấm liên tục.

Kết quả mình thu được như sau:

Điểm hiệu năng của Galaxy A22 được chấm bằng GeekBench 5 đơn nhân/đa nhân (bên trái) và đồ họa GPU (bên phải).
Điểm hiệu năng của Galaxy A22 được chấm bằng GeekBench 5 đơn nhân/đa nhân (bên trái) và đồ họa GPU (bên phải).

- GeekBench 5:

  • Điểm đơn nhân/đa nhân: 359 điểm/1.348 điểm.
  • Điểm đồ họa GPU (GPU Compute): 1.147 điểm.
Điểm 3DMark (bên trái) và PCMark (bên phải) của Galaxy A22.
Điểm 3DMark (bên trái) và PCMark (bên phải) của Galaxy A22.

- 3DMark:

  • Điểm đồ họa 2D (OpengGL ES 3.0): 67.669 điểm.
  • Điểm đồ họa 3D (Vulkan): 328.663 điểm.

- PCMark: 6.838 điểm.

Như các bạn đã thấy, điểm hiệu năng của con chip MediaTek MT6769V trên Galaxy A22 là khá ấn tượng. Mình cũng thử lấy điểm GeekBench 5 và 3DMark so sánh kết quả với một số đối thủ trong cùng phân khúc với Galaxy A22 như Vivo Y50 (dùng Snapdragon 665), Xiaomi Redmi Note 10 (dùng Snapdragon 678). Các bạn có thể xem hình ở bên dưới.

So sánh điểm hiệu năng GeekBench 5, 3DMark của Galaxy A22, Vivo Y50 và Redmi Note 10.
So sánh điểm hiệu năng GeekBench 5, 3DMark của Galaxy A22, Vivo Y50 và Redmi Note 10.

Qua bảng so sánh ở trên thì rõ ràng con chip MediaTek MT6769V có hiệu năng mạnh hơn so với Snapdragon 665 và yếu hơn đôi chút so với Snapdragon 678. Mình lưu ý với các bạn là các kết quả ở trên chỉ mang tính chất tham khảo thôi bởi vì mỗi nhà sản xuất sẽ có một cách tối ưu riêng cho con chip. Ví dụ cả Vivo Y50 lẫn Vsmart Joy 4 đều sử dụng Snapdragon 665 nhưng hiệu năng của hai máy không hề giống nhau (một phần do sự khác biệt về phần mềm nữa).

Dù Vsmart Joy 4 (bên trái) và Vivo Y50 (bên phải) đều được trang bị con chip Snapdragon 665 nhưng hiệu năng của hai máy không hề giống nhau.
Dù Vsmart Joy 4 (bên trái) và Vivo Y50 (bên phải) đều được trang bị con chip Snapdragon 665 nhưng hiệu năng của hai máy không hề giống nhau.

À, trong quá trình mình tìm hiểu thông tin về Galaxy A22 thì mình nhận thấy có một số bạn muốn so sánh hiệu năng của Galaxy A22 với các smartphone Galaxy đời cũ như Galaxy A7 (2018) (dùng Exynos 7885), Galaxy M31 (dùng Exynos 9611) hay là Galaxy A32 (dùng Helio G80). Để so sánh thì mình cũng sẽ lấy điểm GeekBench 5 của từng máy và kết quả các bạn có thể theo dõi ở hình bên dưới:

So sánh điểm hiệu năng GeekBench 5 của Galaxy A22, Galaxy M31, Galaxy A32 và Galaxy A7 (2018).
So sánh điểm hiệu năng GeekBench 5 của Galaxy A22, Galaxy M31, Galaxy A32 và Galaxy A7 (2018).

Một lần nữa, mình xin lưu ý với các bạn đó là kết quả ở trên chỉ để tham khảo mà thôi. Một phần lý do là bởi Galaxy A22 là máy mới ra mắt gần đây và những phần mềm chấm điểm hiệu năng ở thời điểm hiện tại đã có dung lượng nặng hơn. Do đó, nếu mình chấm điểm hiệu năng cho những chiếc smartphone như Galaxy M31 hay Galaxy A7 (2018) ở thời điểm hiện tại thì kết quả chắc chắn sẽ khác.

Điểm số không thể phản ánh hết toàn bộ hiệu năng của một chiếc smartphone.
Điểm số không thể phản ánh hết toàn bộ hiệu năng của một chiếc smartphone.

Nói chung, mình khuyên các bạn là điểm số chỉ để tham khảo và không thể phản ánh được toàn bộ sức mạnh của một chiếc điện thoại. Chính vì thế, mình mời các bạn cùng theo dõi phần trải nghiệm chơi game trên Galaxy A22 ở bên dưới đây để hiểu rõ hơn về hiệu năng của chiếc smartphone này.

Trải nghiệm chơi game thực tế trên Samsung Galaxy A22

Mình đã có tải 5 tựa game khá phổ biến ở thời điểm hiện tại là Liên Quân Mobile, LMHT: Tốc Chiến, Free Fire, PUBG Mobile và Zing Speed Mobile để xem trải nghiệm chơi game trên Galaxy A22 có mượt hay không. Tất nhiên, mình có sử dụng phần mềm Perfdog để đo FPS của từng tựa game và các dữ liệu liên quan thì mình sẽ để tại đây cho các bạn theo dõi nhé!

  • Liên Quân Mobile
Trải nghiệm chơi Liên Quân Mobile trên Galaxy A22.
Trải nghiệm chơi Liên Quân Mobile trên Galaxy A22.

Ở tựa game đầu tiên là Liên Quân Mobile, mình nhận thấy Galaxy A22 cho trải nghiệm chơi cực kỳ ổn định, tốc độ khung hình luôn được duy trì ở mức 30 FPS và hiện tượng giật lag, tụt khung hình không xảy ra thường xuyên.

Thiết lập đồ họa trong Liên Quân Mobile mà...
Thiết lập đồ họa trong Liên Quân Mobile mà...
... Galaxy A22 có thể chỉnh được.
... Galaxy A22 có thể chỉnh được.

Bên cạnh đó thì mình hoàn toàn có thể thiết lập đồ họa trong game ở mức gần như là cao nhất với Galaxy A22 (các bạn có thể xem ở 2 hình ảnh bên trên). Do đó, từng chi tiết cảnh vật, kiện tướng, chất lượng hình ảnh, hiệu ứng skill,... trong game đều được Galaxy A22 tái tạo tương đối tốt. Mặc dù vậy thì mình cũng hơi tiếc một chút khi máy không cho phép mình kích hoạt FPS Cao.

  • LMHT: Tốc Chiến
Trải nghiệm chơi LMHT: Tốc Chiến trên Samsung Galaxy A22.
Trải nghiệm chơi LMHT: Tốc Chiến trên Samsung Galaxy A22.

Chúng ta sẽ tiếp tục đến với một tựa game thể loại MOBA nữa nhưng lần này là LMHT: Tốc Chiến. Mình đánh giá Galaxy A22 hoàn toàn có thể xử lý được một cách ngon lành, thậm chí là tốc độ khung hình còn được duy trì ổn định ở mức 60 FPS.

Thiết lập đồ họa trong LMHT: Tốc Chiến mà Galaxy A22 có thể tùy chỉnh được.
Thiết lập đồ họa trong LMHT: Tốc Chiến mà Galaxy A22 có thể tùy chỉnh được.

Có được điều đó là do mình đã giảm chất lượng hình ảnh đôi chút và ưu tiên tốc độ khung hình ở mức cao nhất (như các bạn thấy ở hình ảnh bên trên). Mặc dù là vậy nhưng mình nhận thấy chi tiết, hình ảnh trong game không đến mức quá tệ các bạn ạ, thậm chí là hiệu ứng từng skill của kiện tướng vẫn được tái tạo một cách chân thật nhất.

  • Free Fire
Trải nghiệm chơi Free Fire trên Galaxy A22.
Trải nghiệm chơi Free Fire trên Galaxy A22.

Tuy nhiên, khi mình chơi Free Fire trên Galaxy A22 thì trải nghiệm mà máy mang lại vẫn chưa thực sự đã cho lắm. Mỗi khi mình thay đổi góc nhìn, ngắm bắn giao tranh các thứ thì hiện tượng giật lag hay tụt khung hình thường xuyên diễn ra. Mặc dù Galaxy A22 có thể đạt được tốc độ khung hình là 60 FPS nhưng máy không thể duy trì ổn định con số này trong suốt quá trình mình chơi.

Thiết lập đồ họa trong Free Fire mà Galaxy A22 có thể chỉnh được.
Thiết lập đồ họa trong Free Fire mà Galaxy A22 có thể chỉnh được.

Xét về thiết lập đồ họa, mình phải dành lời khen cho Samsung Galaxy A22 bởi vì máy cho phép mình chỉnh đồ họa ở mức cao nhất (như tấm hình bên trên). Tuy nhiên, điều khiến mình hơi khó hiểu một chút là tại sao mình có thể bật được FPS Cao nhưng máy lại không thể duy trì tốc độ khung hình ở mức 60 FPS trong quá trình mình chơi. Có lẽ là vì tựa game này vẫn chưa được tối ưu tốt lắm cho Galaxy A22. Do đó, mình khuyên các bạn nếu muốn có trải nghiệm chơi Free Fire tốt nhất thì các bạn nên cân nhắc việc giảm chất lượng đồ họa xuống một chút.

  • PUBG Mobile
Trải nghiệm chơi PUBG Mobile trên Galaxy A22.
Trải nghiệm chơi PUBG Mobile trên Galaxy A22.

Mình hoàn toàn có thể chơi được PUBG Mobile trên Galaxy A22 nhưng để xét về độ ổn định thì chiếc smartphone này vẫn chưa khiến mình thỏa mãn. Ít ra thì Galaxy A22 xử lý tựa game này vẫn tốt hơn so với Free Fire, tốc độ khung hình được duy trì ổn định ở mức 30 - 40 FPS.

Thiết lập đồ họa trong PUBG Mobile mà Galaxy A22 có thể chỉnh được.
Thiết lập đồ họa trong PUBG Mobile mà Galaxy A22 có thể chỉnh được.

Nói về thiết lập đồ họa thì Galaxy A22 cho phép mình chỉnh ở mức trung bình, đồ họa ở mức HD và tốc độ khung hình ở mức Cao. Có thể các bạn cảm thấy mức đồ họa này là không mấy ấn tượng nhưng cá nhân mình chấp nhận được việc này bởi vì chúng ta không thể đòi hỏi gì thêm ở chiếc smartphone giá chưa đến 6 triệu như Galaxy A22.

  • Zing Speed Mobile
Trải nghiệm chơi Zong Speed Mobile trên Galaxy A22.
Trải nghiệm chơi Zong Speed Mobile trên Galaxy A22.

Cuối cùng là tựa game đua xe tốc độ cao, Zing Speed Mobile. Tất nhiên vì đồ họa của game này không quá nặng nên mình thấy trải nghiệm chơi Zing Speed Mobile trên Galaxy A22 cực kỳ mượt mà, trơn tru và ít xảy ra hiện tượng tụt khung hình.

Thiết lập đồ họa trong Free Fire mà Galaxy A22 có thể chỉnh được.
Thiết lập đồ họa trong Free Fire mà Galaxy A22 có thể chỉnh được.

Như các bạn đã thấy hình ở trên, mình hoàn toàn có thể chỉnh đồ họa trong Zing Speed Mobile lên mức cao nhất với Galaxy A22. Nói chung là mình hoàn toàn hài lòng với màn thể hiện của Galaxy A22 ở tựa game Zing Speed Mobile.

Pin Samsung Galaxy A22 có mang đến thời lượng chiến game lâu dài không?

Liệu pin 5.000 mAh của Galaxy A22 có mang đến thời lượng chiến game lâu dài hay không?
Liệu pin 5.000 mAh của Galaxy A22 có mang đến thời lượng chiến game lâu dài hay không?

Đây là một trong những câu hỏi được khá nhiều người dùng quan tâm khi nhắc đến Samsung Galaxy A22. Để giải đáp câu hỏi ở trên thì mình đã thực hiện một bài test để kiểm tra mức độ trâu bò của viên pin 5.000 mAh trong Galaxy A22 và điều kiện của bài test này là như sau:

  • Chơi 1 game duy nhất cho đến lúc máy hết pin (từ 100% đến 0%).Độ sáng màn hình: 100%.
  • Cắm tai nghe có dây xuyên suốt và âm lượng 100%.
  • Bật WiFi và các thông báo từ mạng xã hội.
  • Không bật tiết kiệm pin, màn hình thích ứng, GPS và Bluetooth.

Sau đây là kết quả mà mình thu được:

Thời lượng pin của Galaxy A22 khi chiến các game xuyên suốt (đơn vị: Giờ/App).
Thời lượng pin của Galaxy A22 khi chiến các game xuyên suốt (đơn vị: Giờ/App).
  • Free Fire: 3 tiếng 47 phút.
  • PUBG Mobile: 6 tiếng 37 phút.
  • Zing Speed Mobile: 8 tiếng 3 phút.
  • LMHT: Tốc Chiến: 8 tiếng 28 phút.
  • Liên Quân Mobile: 10 tiếng 39 phút.

Cá nhân mình thấy ở những tựa game bắn súng sinh tồn với không gian mở, nặng về đồ họa như Free Fire hay PUBG Mobile, pin của Galaxy A22 sẽ trụ được không quá lâu bởi vì máy phải hoạt động liên tục để xử lý các hiệu ứng hình ảnh trong game.

Những tựa game không quá nặng về đồ họa như Liên Quân Mobile thì pin của Galaxy A22 hoàn toàn có thể trụ được trong thời gian dài.
Những tựa game không quá nặng về đồ họa như Liên Quân Mobile thì pin của Galaxy A22 hoàn toàn có thể trụ được trong thời gian dài.

Còn ở những tựa game có đồ họa nhẹ hơn một chút như LMHT: Tốc Chiến, Liên Quân Mobile, Zing Speed Mobile thì pin 5.000 mAh của Galaxy A22 có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài.

Tổng kết

Vừa rồi là bài đánh giá hiệu năng Samsung Galaxy A22 của mình. Chúng ta có thể thấy mặc dù chiếc smartphone này sở hữu con chip khá lạ lùng đến từ MediaTek nhưng hiệu năng của máy lại không hề thua kém quá nhiều so với một vài con chip của nhà Qualcomm như Snapdragon 665 hay 678.

Samsung Galaxy A22 với mức giá chưa đến 6 triệu chắc chắn sẽ đáp ứng cho nhu cầu chơi game của bạn.
Samsung Galaxy A22 với mức giá chưa đến 6 triệu chắc chắn sẽ đáp ứng cho nhu cầu chơi game của bạn.

Nói chung, bạn nào muốn sắm Galaxy A22 về để chiến game các thứ trong mùa dịch thì cứ vô tư đi nha các bạn. Vậy bạn có cảm nghĩ như thế nào về hiệu năng của Samsung Galaxy A22? Nếu có thì các bạn nhớ để lại bình luận ở bên dưới cho mình biết với nhé, cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.

Trungtambaohanh.com chuyên hỗ trợ sửa chữa bảo hành điện thoại laptop PC Surface Đồng Hồ cho khách hàng trên toàn TP.
Xem thêm ↓

Quý đối tác sẽ được thử tiếp nhận và sửa ngay tại đây

Mẫu HSXV.Doc

© 2024. Trungtambaohanh.com Nhanh Lấy liền Điện thoại laptop ipad PC Surface Gopro
Công Ty Cổ Phần Máy Tính VIỆN GPĐKKD: 0305916372 do sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 18/07/2008 ĐT: 028.3844.2011