• 7:30 - 20:30
    Cả CN & Lễ
  • Lịch hẹn
  • 500 Cửa hàng
Đánh giá Samsung Galaxy S20 cập nhật One UI 3.1 Android 11: Điểm hiệu năng giảm nhưng pin trâu hơn, hoạt động được gần 9 tiếng tiếng liên tục

Đánh giá Samsung Galaxy S20 cập nhật One UI 3.1 Android 11: Điểm hiệu năng giảm nhưng pin trâu hơn, hoạt động được gần 9 tiếng tiếng liên tục

47,000₫

Có chổ đậu ô tô (Có thể mất phí)

Cửa hàng bạn đã chọn

Alo Mr Viện, mua gì cứ điện 19006163

Có thể nói One UI 3.1 đã được Samsung triển khai cập nhật cho Galaxy S20 cách đây khá lâu rồi, thậm chí là trước cả những mẫu smartphone như Galaxy A51 hay Galaxy M51. Sau đây, mình sẽ mang đến cho các bạn bài viết đánh giá Galaxy S20 sau khi lên đời One UI 3.1.

Có thể nói One UI 3.1 đã được Samsung triển khai cập nhật cho Galaxy S20 cách đây khá lâu rồi, thậm chí là trước cả những mẫu smartphone như Galaxy A51 hay Galaxy M51. Tuy nhiên, mãi đến ngày hôm nay thì mình mới có cơ hội để trên tay Galaxy S20 và mang đến cho các bạn bài viết đánh giá chiếc smartphone này sau khi lên đời One UI 3.1. Chúng ta cùng bắt đầu thôi chứ nhỉ?

Galaxy S20 với cấu hình đã hơn 1 năm tuổi

Trước khi đi vào phần đánh giá Galaxy S20 sau khi lên One UI 3.1, chúng ta cùng nhìn sơ qua về thông số cấu hình của chiếc smartphone hơn 1 năm tuổi này nha. Cụ thể như sau:

  • Hệ điều hành (trước khi cập nhật): One UI 2.1 (dựa trên Android 10).
  • CPU: Exynos 990 (mình sử dụng máy chính hãng tại thị trường Việt Nam).
  • GPU: Mali-G77 MP11.
  • RAM: 8 GB.
  • Bộ nhớ trong: 128 GB.

Mình biết rằng Exynos 990 là một trong những bộ vi xử lý khiến Samsung gặp nhiều rắc rối nhất bởi tính không ổn định và gặp nhiều lỗi (gây nóng máy, hao pin). Tuy nhiên, con chip được trang bị trên Galaxy S20 không đến nỗi tệ như mình nghĩ, đặc biệt là sau khi cập nhật One UI 3.1. Các bạn muốn biết rõ hơn thì có thể theo phần tiếp theo của bài viết ở bên dưới nhé.

Dù Exynos 990 trên Galaxy S20 không được nhiều người đánh giá cao nhưng hiệu năng của con chip này vẫn khá ngon ở thời điểm hiện tại. (Nguồn: Samsung).
Dù Exynos 990 trên Galaxy S20 không được nhiều người đánh giá cao nhưng hiệu năng của con chip này vẫn khá ngon ở thời điểm hiện tại. (Nguồn: Samsung).

À, tiện nhắc về One UI 3.1 thì mình cũng mất khoảng hơn 2 tiếng để hoàn tất cập nhật phiên bản này cho Galaxy S20. Lý do là vì mình phải cập nhật One UI 2.5 (Android 10 và có dung lượng khoảng 1.489 MB) cho chiếc Galaxy S20 rồi sau đó mới đến One UI 3.1 (Android 11 và có dung lượng khoảng 2.123 MB).

Mình phải mất khoảng hơn 2 tiếng để cập nhật One UI 3.1 cho Galaxy S20 vì...
Mình phải mất khoảng hơn 2 tiếng để cập nhật One UI 3.1 cho Galaxy S20 vì...
... mình phải tốn thời gian cập nhật One UI 2.5 cho máy trước.
... mình phải tốn thời gian cập nhật One UI 2.5 cho máy trước.

Hiệu năng của Galaxy S20 sau khi lên One UI 3.1: Giảm điểm nhưng trải nghiệm vẫn tốt

Để cho các bạn có cái nhìn trực quan nhất về hiệu năng của Galaxy S20 sau khi lên One UI 3.1, mình đã tiến hành chấm điểm hiệu năng của thiết bị bằng những phần mềm quen thuộc như GeekBench 5, 3DMark và PCMark. Để cho các bạn yên tâm về kết quả thì mình để pin của máy trên 80% (vì nếu ở dưới mức này thì hiệu năng của máy sẽ bị ảnh hưởng và cho ra điểm số kém). Sau đây là kết quả mình thu được:

Điểm hiệu năng GeekBench 5 của Galaxy S20 chạy One UI 2.1 (bên trái) và One UI 3.1 (bên phải).
Điểm hiệu năng GeekBench 5 của Galaxy S20 chạy One UI 2.1 (bên trái) và One UI 3.1 (bên phải).

- GeekBench 5:

  • One UI 2.1: 872 điểm đơn nhân/2.729 điểm đa nhân.
  • One UI 3.1: 554 điểm đơn nhân/2.577 điểm đa nhân.
Điểm hiệu năng 3DMark của Galaxy S20 chạy One UI 2.1 (bên trái) và One UI 3.1 (bên phải).
Điểm hiệu năng 3DMark của Galaxy S20 chạy One UI 2.1 (bên trái) và One UI 3.1 (bên phải).

- 3DMark:

  • One UI 2.1: 214.889 điểm đồ họa 2D/854.130 điểm đồ họa 3D.
  • One UI 3.1: 211.041 điểm đồ họa 2D/853.835 điểm đồ họa 3D.
Điểm hiệu năng PCMark của Galaxy S20 chạy One UI 2.1 (bên trái) và One UI 3.1 (bên phải).
Điểm hiệu năng PCMark của Galaxy S20 chạy One UI 2.1 (bên trái) và One UI 3.1 (bên phải).

- PCMark:

  • One UI 2.1: 13.176 điểm.
  • One UI 3.1: 10.841 điểm.

Như vậy qua những kết quả ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng hiệu năng của Galaxy S20 có dấu hiệu giảm đôi chút sau khi cập nhật One UI 3.1 (ở cả 3 phần mềm). Vậy điều này có ảnh hưởng đến trải nghiệm thực tế của Galaxy S20 hay không nhỉ? Tất nhiên để trả lời cho câu hỏi đó thì mình đã tiến hành tải 4 tựa game phổ biến hiện nay là Liên Quân Mobile, PUBG Mobile, Call of Duty, Zing Speed Mobile về máy. Mình sẽ sử dụng phần mềm Perfdog để đo tốc độ khung hình của từng tựa game và dữ liệu mình để tại đây cho các bạn dễ theo dõi nhé.

  • Liên Quân Mobile

Trải nghiệm Liên Quân Mobile trên Galaxy S20.
Trải nghiệm Liên Quân Mobile trên Galaxy S20.

Cá nhân mình thấy dù Galaxy S20 có ở One UI 2.1 hay One UI 3.1 đi chăng nữa thì máy vẫn có thể chiến được Liên Quân Mobile với 60 FPS (do mình có thể chỉnh FPS Cao trong thiết lập đồ họa của game). Nhờ vào đó mà những thao tác trong game đều vẫn rất mượt mà, kể cả khi cả hai team có giao chiến cực kỳ quyết liệt.

Thiết lập đồ họa trong game Liên Quân Mobile mà...
Thiết lập đồ họa trong game Liên Quân Mobile mà...
... Galaxy S20 có thể chỉnh được.
... Galaxy S20 có thể chỉnh được.

À, nãy mình có nhắc đến thiết lập đồ họa trong Liên Quân Mobile thì tất nhiên là Galaxy S20 hoàn toàn có thể tùy chỉnh ở mức cao nhất (vì mẫu flagship này mới có 1 năm tuổi thôi mà). Nói chung, trải nghiệm chơi Liên Quân Mobile trên Galaxy S20 chạy One UI 3.1 hay One UI 2.1 không quá khác biệt các bạn ạ.

  • Zing Speed Mobile

Trải nghiệm chơi Zing Speed Mobile trên Galaxy S20.
Trải nghiệm chơi Zing Speed Mobile trên Galaxy S20.

Chúng ta cùng chuyển sang tựa game có tốc độ hơn một chút xíu chứ nhỉ? Có thể nói Zing Speed Mobile không phải là một tựa game có đồ họa quá nặng nên Galaxy S20 hoàn toàn có thể chơi ngon lành ở thiết lập đồ họa cao nhất (dù trước hay sau khi lên One UI 3.1). Bên cạnh đó thì máy còn có thể chỉnh được tốc độ khung hình ở mức cao nữa.

Galaxy S20 hoàn toàn có thể chỉnh được đồ họa trong Zing Speed Mobile lên mức cao nhất.
Galaxy S20 hoàn toàn có thể chỉnh được đồ họa trong Zing Speed Mobile lên mức cao nhất.

Nhưng trái với kỳ vọng của mình thì Galaxy S20 chơi Zing Speed Mobile chưa được ổn định cho lắm, kể cả sau khi cập nhật One UI 3.1 (các bạn có thể xem so sánh biểu đồ FPS tại đây). Trong một số trường hợp mình va chạm với xe của đối thủ hay lúc phóng nitro thì máy có hơi bị khựng, tốc độ khung hình bị giảm đột ngột khiến mình hơi khó chịu một chút. Có thể mình hơi khó tính nhưng đua xe trong Zing Speed Mobile căng thẳng lắm các bạn ạ nên mình cần máy chơi mượt chút.

  • PUBG Mobile

Trải nghiệm chơi PUBG Mobile trên Galaxy S20.
Trải nghiệm chơi PUBG Mobile trên Galaxy S20.

Sau khi chơi chán hai game ở trên rồi thì mình quyết định chuyển sang tựa game bắn súng sinh tồn là PUBG Mobile. Thế nhưng, mình cảm thấy hơi bất ngờ vì Galaxy S20 không thể chơi được PUBG Mobile ở mức đồ họa cao nhất là Ultra HD (ở cả One UI 2.1 và One UI 3.1). Suy nghĩ lại một hồi thì mình thấy điều này cũng phải bởi vì Exynos 990 vốn dĩ không sở hữu GPU mạnh như Snapdragon 865 (đối thủ cùng thời điểm đó với Exynos 990).

Để có được trải nghiệm chơi PUBG Mobile tốt nhất trên Galaxy S20, mình đã thiết lập đồ họa từ HDR (bên trái) xuống còn Mượt (bên trái).

Nhưng mình thấy điều đó không cần thiết cho lắm vì nếu để đồ họa ở mức Ultra HD thì tốc độ khung hình sẽ bị giảm, chính vì vậy mà mình giảm đồ họa xuống còn mức Mượt để có được trải nghiệm tốt nhất. Mặc dù vậy, Galaxy S20 khi chơi PUBG Mobile vẫn có những lúc bị giật lag, tụt FPS nhẹ dù ở phiên bản One UI 2.1 hay One UI 3.1 (các bạn có thể xem so sánh biểu đồ FPS tại đây). Nhưng cá nhân mình cảm thấy thiết bị sau khi lên One UI 3.1 chơi PUBG Mobile vẫn có độ ổn định tốt hơn so với trước khi cập nhật.

  • Call of Duty Mobile

Các bạn thấy mình bắn Call of Duty Mobile có ghê không?
Các bạn thấy mình bắn Call of Duty Mobile có ghê không?

Cuối cùng là tựa game có đồ họa nặng nhất trong danh sách 4 game ngày hôm nay, Call of Duty Mobile. Vì vẫn sở hữu cấu hình của một thiết bị đầu bảng nên Galaxy S20 (dù ở One UI 2.1 hay One Ui 3.1) vẫn có thể thiết lập được đồ họa trong game ở mức cao nhất (như hình bên dưới).

Thiết lập đồ họa trong Call of Duty Mobile mà Galaxy S20 có thể chỉnh được.
Thiết lập đồ họa trong Call of Duty Mobile mà Galaxy S20 có thể chỉnh được.

Tuy nhiên, như mình đã nói ở trên thì Exynos 990 không phải là một con chip có GPU mạnh nên máy khó có thể chơi được Call of Mobile ổn định ở mức đồ họa cao nhất (các bạn có thể xem so sánh biểu đồ FPS của hai bản One UI tại đây). Những lúc mình giao tranh với nhiều đối thủ cùng một lúc, di chuyển góc nhìn xung quanh hoặc khi nhắm bắn thì Galaxy S20 có xuất hiện tình trạng giật lag nhẹ nhưng không quá đáng kể.

Vậy pin của Galaxy S20 có trâu hơn sau khi cập nhật One UI 3.1?

Câu trả lời là có đấy nhé các bạn và mình cực kỳ phấn khích vì điều này. Trước và sau khi cập nhật One UI 3.1, mình đều thực hiện bài test pin (theo tiêu chuẩn của TGDĐ) cho chiếc Galaxy S20 để chúng ta có thể dễ so sánh. Điều kiện cụ thể của bài test là như sau:

  • Trải nghiệm 4 tác vụ xoay vòng gồm: Chơi Liên Quân (thiết lập chi tiết như hình bên dưới), xem YouTube, lướt Facebook và xài Google Chrome.
... Galaxy S20 có thể chỉnh được.
Thiết lập đồ họa trong Liên Quân Mobile mình dùng để test pin Galaxy S20.
  • Mỗi tác vụ sử dụng 1 tiếng đồng hồ.
  • Độ sáng màn hình 100%.
  • Cắm tai nghe có dây xuyên suốt và bật âm lượng lên 100%.
  • Bật WiFi và các thông báo từ mạng xã hội.
  • Không bật tiết kiệm pin, màn hình thích ứng, GPS và Bluetooth.
  • Chấm từ 100% đến 0%.
  • Bật chế độ hiệu suất cao (Game Booster).

Kết quả mình thu được là:

Thời lượng sử dụng pin của Galaxy S20 chạy One UI 2.1 (ảnh trên) và One UI 3.1 (ảnh dưới).
Thời lượng sử dụng pin của Galaxy S20 chạy One UI 2.1 (ảnh trên) và One UI 3.1 (ảnh dưới).

Như vậy sau bài test căng thẳng ở trên thì Galaxy S20 chạy One UI 3.1 đã có thời lượng sử dụng pin ấn tượng hơn so với bản One UI trước đó, cụ thể là 8 tiếng 47 phút so với 6 tiếng 38 phút. Quả là rất ấn tượng phải không nào các bạn? Chính vì thế, bạn nào đang sử dụng Galaxy S20 mà thấy pin máy yếu quá thì nên cập nhật One UI 3.1 ngay và luôn nhé. Đúng là bài test ở trên hơi căng thật nhưng mình tin là thiết bị hoàn toàn có thể trụ được cả 1 ngày dài nếu chúng ta sử dụng máy với các tác vụ cơ bản.

Galaxy S20 sau khi lên One UI 3.1 thì có tính năng gì hot?

Trong bài viết này thì mình xin phép điểm nhanh qua những tính năng đáng chú ý mà Galaxy S20 có được sau khi cập nhật One UI 3.1. Nếu như các bạn muốn biết thêm các tính năng khác trên bản cập nhật One UI mới này thì có thể xem tại đây.

  • Giao diện của Galaxy S20 đã có sự thay đổi

Như các bạn cũng biết thì từ One UI 2.1 (Android 10) lên One UI 3.1 (Android 11) là một bản cập nhật lớn, chính vì thế mà Samsung đã mang đến cho người dùng Galaxy S20 một số thay đổi về giao diện.

Giao diện điều chỉnh âm lượng của Galaxy S20 chạy One UI 2.1 (bên trái) và One UI 3.1 (bên phải)
Giao diện điều chỉnh âm lượng của Galaxy S20 chạy One UI 2.1 (bên trái) và One UI 3.1 (bên phải).

Cụ thể, các bạn có thể thấy giao diện thanh điều chỉnh âm lượng được thay đổi khi mình nâng cấp thiết bị lên One UI 3.1. Ở phiên bản trước đó, mình toàn phải với tay lên trên thì mới có thể tiếp cận được với thanh điều chỉnh âm lượng. Tuy nhiên ở phiên bản One UI mới nhất thì thanh công cụ ấy sẽ xuất hiện ở bên phải, dễ dàng hơn rất nhiều với những đứa dùng smartphone bằng tay phải như mình.

Bên cạnh đó, giao diện hiển thị của thanh thông báo trên One UI 3.1 đã trong suốt và có thể thấy hình nền mờ mờ ở phía sau với những icon, biểu tượng sinh động. Có thể nhiều bạn sẽ không thích sự thay đổi này, nhưng cá nhân mình thấy rất thích vì giúp đổi mới đi trải nghiệm quen thuộc kéo dài trong nhiều phiên bản trước đó.

Giao diện thanh thông báo trên Galaxy S20 chạy One UI 2.1 (bên trái) và One UI 3.1 (bên phải).
Giao diện thanh thông báo trên Galaxy S20 chạy One UI 2.1 (bên trái) và One UI 3.1 (bên phải).
  • Hiển thị tần số quét trên Galaxy S20

Một trong những tính năng vô cùng thú vị trên bản cập nhật One UI 3.1 lần này chính là tính năng hiển thị tốc độ quét trên màn hình điện thoại. Mình đang mở chế độ màn hình 120 Hz và đây, con số ấy đã hiển thị rõ ràng ở góc trái trên của màn hình.

Hiển thị tốc độ quét trên màn hình Galaxy S20.
Hiển thị tốc độ quét trên màn hình Galaxy S20.

Hiện tại mình đang sử dụng tốc độ quét 120 Hz nên khi bật lên, chỉ số hiển thị trên màn ảnh sẽ là 120 Hz. Tất nhiên khi bạn chuyển sang tốc độ quét tiêu chuẩn (60Hz) thì chỉ số hiển thị đó cũng sẽ thay đổi tương ứng với thiết lập của bạn.

Mình khuyên bạn nên sử dụng màn hình 120 Hz vì tốc độ quét cao sẽ mang đến trải nghiệm xem phim, chơi game tuyệt vời hơn rất nhiều. Bản thân mình sau khi biết One UI 3.1 có tính năng này thì mình bật suốt luôn ấy vì chế độ này thật sự thú vị mà.

Màn hình 120 Hz giúp trải nghiệm xem phim, chơi game tuyệt vời hơn rất nhiều.
Màn hình 120 Hz giúp trải nghiệm xem phim, chơi game tuyệt vời hơn rất nhiều.

Tuy nhiên khi mình mở tựa game Liên Quân Mobile lên thì chỉ số màn hình đã kéo xuống mức tiêu chuẩn là 60 Hz chứ không còn hiển thị ở mức 120 Hz. Ít ra thì bạn có thể biết chính xác được tốc độ quét màn hình đang ở mức bao nhiêu nhờ số liệu được hiển thị ở bên trái màn hình.

Chỉ số tốc độ quét hiển thị trong tựa game Liên Quân Mobile.
Chỉ số tốc độ quét hiển thị trong tựa game Liên Quân Mobile.
  • Chụp ảnh một chạm với Single Take 2.0

Giao diện của tính năng Single Take 2.0 trên Galaxy M51 sau khi lên đời One UI 3.1.
Giao diện của tính năng Single Take 2.0 trên Galaxy S20 sau khi lên đời One UI 3.1.

Nếu bạn còn nhớ thì tính năng Single Take đã từng xuất hiện trên chiếc Galaxy S20 vào đầu năm ngoái. Tuy nhiên, Samsung đã có một chút thay đổi khi đã nâng cấp tính năng này thành Single Take 2.0 trong bản cập nhật One UI 3.1 mới nhất.

Đây là kết quả sau khi mình sử dụng tính năng Single Take 2.0 trên Galaxy M51 chạy One UI 3.1.
Đây là kết quả sau khi mình sử dụng tính năng Single Take 2.0 trên Galaxy S20 chạy One UI 3.1.

Về cơ bản thì tính năng này cho phép người dùng chỉ cần giữ điện thoại và thiết bị sẽ chụp ảnh và quay video với tất cả các camera sau để tạo ra những bức ảnh, cảnh quay đẹp nhất trong một album (như các bạn có thể thấy ở hình trên). Nghe sơ qua thì có vẻ Single Take 2.0 không khác gì mấy so với tính năng chụp một chạm nhưng các bạn đừng nhầm nha, hãy tham khảo qua bài viết này để hiểu rõ hơn về Single Take.

Tổng kết

Vừa rồi là những đánh giá cũng như trải nghiệm của mình sau khi lên đời One UI 3.1 cho Galaxy S20. Mặc dù bản cập nhật này có vẻ không cải thiện hiệu năng cho chiếc smartphone này nhưng bù lại thì chúng ta có một thời gian sử dụng pin trâu bò hơn và có thêm một số tính năng mới khá thú vị nữa. À, nếu các bạn chưa biết Sắp tới còn có One UI 3.5One UI 4.0 (dựa trên Android 12) nữa, biết đâu Galaxy S20 khi cập nhật lên lại có hiệu năng mượt hơn nhỉ?

Danh sách thiết bị Samsung Galaxy dự kiến được lên đời One UI 4.0
Hy vọng bản cập nhật One UI 4.0 (dựa trên Android 12) có thể cải thiện hiệu năng của Galaxy S20. (Nguồn: Android Authority).

Vậy các bạn nghĩ như thế nào về bản cập nhật One UI 3.1 lần này của Galaxy S20? Đừng quên để lại bình luận ở bên dưới bài viết này nhé, cảm ơn các bạn đã theo dõi và quan tâm.

Trung tâm bảo hành có bán linh kiện và dịch vụ chính hãng, đào tạo KTV miễn phí, gọi là có mặt ngay, bảo hành tại nhà.
Xem thêm ↓

Quý đối tác sẽ được thử tiếp nhận và sửa ngay tại đây

Mẫu HSXV.Doc

© 2024. Trungtambaohanh.com Nhanh Lấy liền Điện thoại laptop ipad PC Surface Gopro
Công Ty Cổ Phần Máy Tính VIỆN GPĐKKD: 0305916372 do sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 18/07/2008 ĐT: 028.3844.2011