• 7:30 - 20:30
    Cả CN & Lễ
  • Lịch hẹn
  • 500 Cửa hàng
[Đâu Là Tốt #14] Máy ảnh điện thoại: Phần cứng hay phần mềm?

[Đâu Là Tốt #14] Máy ảnh điện thoại: Phần cứng hay phần mềm?

57,600₫
Gói trọn bộ linh kiện zin hãng Sửa chữa từ xa miễn phí: 1800 1080

Có chổ đậu ô tô (Có thể mất phí)

Cửa hàng bạn đã chọn

Alo Mr Viện, hư gì cứ điện 1800.1080 (24/7)

Chụp ảnh bằng điện thoại là điều bình thường đối với mọi người hiện nay. Gắn liền với đó là sự phát triển của camera điện thoại từ một lên nhiều camera cùng các thuật toán xử lý ảnh bằng phần mềm. Cùng mình tìm hiểu xem camera trên điện thoại thì phần cứng hay phần mềm làm tốt hơn nhé!

Chụp ảnh bằng điện thoại là điều bình thường đối với mọi người hiện nay. Dù không chuyên hay chuyên nghiệp, mọi người đều tự mình chụp ảnh được. Gắn liền với đó là sự phát triển của camera điện thoại từ camera đơn lên nhiều camera cùng các thuật toán xử lý ảnh bằng phần mềm. Hôm nay cùng mình tìm hiểu xem camera trên điện thoại thì phần cứng hay phần mềm làm tốt hơn nhé!

  • [Đâu Là Tốt #13] Flagship đời cũ Vs. Tầm trung đời mới: Bài toán này có khó giải?
  • [Đâu Là Tốt #14] Máy ảnh điện thoại: Phần cứng hay phần mềm?

Phần cứng camera điện thoại nâng cấp qua thời gian, từ 1 camera nay đã thành 4 - 5 camera

Ngược dòng lịch sử, vào tháng 5/1999, chiếc điện thoại Kyocera VP-210 ra mắt tại Nhật Bản. Đây là chiếc điện thoại đầu tiên có camera tích hợp, được bán ra cho công chúng phổ thông. Dần dà, những chiếc điện thoại nắp gập, nắp trượt  được trang bị camera lần lượt ra đời. Mặc dù là bước tiến ở giai đoạn ấy, nhưng chất lượng camera của những điện thoại này phải nói là rất kém.

Trong khoảng gần 10 năm tiếp theo, camera điện thoại mới có nhiều cải tiến. Từ những cảm biến dưới 1 MP, các nhà sản xuất cho ra đời những cảm biến 3.2 MP, 5 MP hay 8 MP. Những cái tên được công chúng thừa nhận về khả năng chụp ảnh đếm trên đầu ngón tay, đại diện có thể kể đến dòng N series của Nokia với ống kính Carl Zeiss huyền thoại.

Mình còn nhớ hồi năm 2009, dì của mình còn dùng chiếc Nokia 5610 để chụp ảnh thằng em mới sinh. Sau khi rửa ảnh ra thì mình thấy chất lượng rất tốt. Giao diện camera thì đâu có chế độ gì ngoài bấm chụp đâu, cũng chẳng có HDR hay chân dung gì cả. Lúc này, chất lượng ảnh chụp ra phụ thuộc hoàn toàn vào phần cứng camera điện thoại được trang bị.

Nokia N95 camera
Nokia N95 với phần cứng camera siêu tốt, bức phá mọi giới hạn thời điểm hơn 10 năm trước. (Nguồn: Internet)

Phần cứng camera điện thoại có thể hiểu đó là độ phân giải, tiêu cự, khẩu độ và kích thước cảm biến mà camera đó được trang bị. 

Qua thời gian, phần cứng camera điện thoại nhận được nhiều quan tâm hơn, nhất là khi iPhone ra đời và sự bùng nổ smartphone. Nhu cầu chụp ảnh của người dùng tăng cao và không phải ai cũng đủ khả năng sở hữu một chiếc máy ảnh dù là máy compact đi chăng nữa.

Điều này buộc lòng các nhà sản xuất tăng thông số phần cứng camera lên cao hơn. Từ những độ phân giải ít ỏi ban đầu, hiện nay camera điện thoại đã lên đến 48 - 64 MP (hay cá biệt là 108 MP) trên hầu hết các mẫu smartphone tầm trung và flagship. Từ khẩu độ nhỏ không thể chụp đêm, camera điện thoại hiện nay có khẩu độ dao động f/2.0 - f/1.6 giúp chụp đêm tốt hơn.

Xiaomi Mi Note 10
Xiaomi Mi Note 10 là một smartphone cận cao cấp nhưng sở hữu camera lên đến 108 MP. (Nguồn: apsachieveonline)

Tuy nhiên, chất lượng ảnh chụp không chỉ phụ thuộc vào số chấm của cảm biến. Số chấm camera chỉ phát huy tác dụng khi in ấn hay chụp hình ảnh phục vụ thiết kế mà thôi. Chưa kể độ phân giải ảnh càng cao thì dung lượng ảnh cũng cao theo, chiếm nhiều diện tích lưu trữ trên điện thoại hơn. Mặc định ảnh chụp tự động trên mọi thiết bị smartphone Android iPhone hiện nay cũng chỉ có 12 chấm mà thôi. Sau khi đăng ảnh lên các trang mạng xã hội hay gửi qua ứng dụng nhắn tin OTT thì chất lượng ảnh cũng bị bóp đi rất nhiều.

Có thể các bạn chưa biết, số megapixel trên máy ảnh DSLR và mirrorless hiện tại cũng chỉ dao động ở con số 24 chấm mà thôi. Nhưng ảnh chụp từ máy ảnh 24 MP sẽ ăn đứt ảnh chụp từ camera 64 MP trên điện thoại.

Tại sao lại có điều này? Đó là do kích thước cảm biến. Kích thước cảm biến camera trên điện thoại không thể nào lớn hơn được nên khả năng thu nhận ánh sáng, màu sắc, độ chi tiết là không được tốt như máy ảnh.

DSLR vs Camera martphone
Camera điện thoại không chụp được như máy ảnh cơ. (Nguồn: Reckoner)

Hiện tại, các nhà sản xuất smartphone có một chiêu bài nâng cấp phần cứng camera nữa: tăng số lượng camera trên điện thoại. Smartphone tầm trung ít nhất cũng phải có 3 camera, flagship thì 4 camera, cá biệt như Nokia 9 Pureview thì có tận 5 camera sau. Combo camera hoàn hảo trên smartphone hiện tại là 1 camera chính có chức năng zoom quang 2x, 1 camera tele chụp chân dung và 1 camera góc siêu rộng, nếu hào phóng hơn thì có thêm 1 camera đơn sắc hoặc macro hoặc cảm biến đo chiều sâu.

Mỗi camera có một nhiệm vụ riêng, nhưng thông số của chúng đều khác nhau từ độ phân giải cho đến khẩu độ nên chất lượng ảnh chụp giữa các camera là không giống nhau. Chính vì vậy mà nhà sản xuất phải tính toán trong phần mềm camera làm sao màu sắc đồng đều nhất có thể.

Camera Huawei Mate 20
Phần cứng camera điện thoại hiện nay đã rất tốt với sự trang bị ống kính từ chất lượng. (Nguồn: Internet)

Nếu một chiếc điện thoại chỉ là chăm chút vào phần cứng mà phần mềm camera không tốt sẽ dẫn đến việc đo sáng không hiệu quả, màn trập quá chậm hay lấy nét không ăn thì cũng không cho chất lượng hình ảnh tốt.

AI phát triển kéo theo phần mềm camera trở nên thông minh, chụp tự động vẫn cho ảnh chất

Cùng với sự nâng cấp phần cứng camera, các nhà sản xuất cũng nâng cấp phần mềm bằng việc cung cấp nhiều chế độ chụp khác nhau cũng như tùy biến ảnh chụp theo bối cảnh.

Ở giai đoạn đầu của smartphone, camera điện thoại làm gì có nhiều chế độ chụp ảnh như hiện nay, đâu đó cũng chỉ có HDR, chỉnh cân bằng trắng, đo sáng và zoom mà thôi. Còn ở hiện tại bạn sẽ nghe được thuật ngữ Camera AI, tối ưu hoá bối cảnh hay màu sống động trên hầu hết smartphone.

Camera AI tức là đề cập tới camera có trí tuệ nhân tạo, có thể tự nhận diện các điều kiện chụp ảnh khác nhau từ đó đưa ra các tinh chỉnh phù hợp với điều kiện đó để người dùng có được bức ảnh ưng ý nhất.

AI camera
AI giúp chụp ra những bức ảnh chất lượng. (Nguồn: Internet)

Thật khó để xác định đâu là chiếc điện thoại đầu tiên có camera AI hay nhà sản xuất nào tiên phong trong lĩnh vực này. Giai đoạn 2016 - 2017, hầu hết smartphone của Huawei, Xiaomi, OPPO,... đều có những chế độ chụp riêng biệt như ẩm thực, pháo hoa, thác nước, vệt sáng,... Sau này những tính năng đó được gộp chung với nhận diện bối cảnh của camera AI.

Đối với những người không biết chỉnh sửa hình ảnh thì camera AI giúp họ có một bức ảnh ưng ý nhất từ màu sắc, chi tiết cho đến màu da, khuôn mặt của chủ thể. Từ đó người dùng có thể đăng trực tiếp lên mạng xã hội mà không cần phải qua khâu chỉnh sửa cầu kì.

Huawei P40 Pro camera
Huawei P40 Pro là một trong những smartphone có camera và phần mềm kèm theo rất mạnh mẽ. (Nguồn: DXOMark)

Mình nhớ giai đoạn trước, khi chưa có nhận diện bối cảnh, người dùng luôn mong muốn camera điện thoại có thêm chế độ chuyên nghiệp để tùy chỉnh được ISO, nhiệt độ màu sắc, màn trập (để chụp phơi sáng). Nhưng hầu như chế độ chuyên nghiệp lúc ấy chỉ có trên điện thoại cao cấp, người dùng buộc lòng phải sử dụng đến app bên thứ 3 để khai sáng camera. Ngày đó, mình cũng có sử dụng Open Camera để khám phá hết những tính năng của camera điện mình. Còn bây giờ thì mình sử dụng điện thoại xịn hơn, có AI có cả chế độ chuyên nghiệp nhưng hầu như mình đã quên đi chế độ chuyên nghiệp.

Bởi vì phần mềm camera mặc định của máy đã quá mạnh mẽ rồi, ảnh chụp tự động đã dư sức phục vụ nhu cầu của mình. Chế độ chụp đêm tự động cũng có thể chụp phơi sáng dài, chụp được ảnh vệt sáng xe chạy, chụp được bầu trời đêm, chụp thiên văn nên không cần sử dụng đến chế độ chuyên nghiệp. Quan trọng hơn là không cần phải tự mình chỉnh thông số máy ảnh, không cần phải nhớ công thức phơi sáng, điều này rất thích hợp với những người dùng không chuyên, ai cũng có thể chụp được ảnh đẹp. iPhone bao năm nay cũng đâu có chế độ chuyên nghiệp!

iPhone ảnh chụp
Ảnh chụp từ iPhone SE 2020 và iPhone 8, những smartphone không có chế độ chuyên nghiệp, cũng chẳng có nhiều camera. (Nguồn: Youtube Danny Wigdet)

Xu thế hiện tại là nhiều camera, nhưng nhiều camera chưa chắc là tốt. Câu chuyện phần mềm mạnh mẽ sẽ bù trừ cho phần cứng đúng trên Google Pixel 2, chiếc smartphone này chỉ có 1 camera, ra mắt trong giai đoạn camera kép lên ngôi nhưng máy vẫn cho chất lượng hình ảnh ăn đứt mọi đối thủ. Vừa rồi, mình có dịp dùng thử Pixel 2, chụp qua 1 vài ảnh chân dung, chụp đêm và HDR thì nhận thấy hình ảnh không thua kém gì smartphone ở hiện tại. iPhone SE 2020 cũng chỉ có 1 camera, nhưng vẫn được hỗ trợ chụp chân dung xoá phông, chụp zoom 2x tốt hơn so với nhiều đối thủ sở hữu 3 - 4 camera.

Nói điều này không có nghĩa rằng nhiều camera là xấu. Vì không thể thay thế ống kính như máy ảnh, không thay đổi được tiêu cự, nên trang bị nhiều camera trên điện thoại là tốt. Nhưng phần mềm camera phải thực sự ổn để hỗ trợ phần cứng, nếu không thì nhiều camera cũng chỉ để "lừa trẻ con".

iPhone SE camera
Ảnh chụp từ camera iPhone SE không thua kém gì so với iPhone 11 dù chỉ có camera. (Nguồn: Youtube Mrwhoseboss)

Smartphone tầm trung cũng 4 camera, flagship cũng 4 camera, mặc dù có thông số khác nhau chút nhưng phần mềm camera của flagship luôn được chăm chút hơn, thuật toán xử lý hình ảnh cao cấp hơn nên sẽ chụp ra hình ảnh tuyệt vời hơn. 2 chiếc flagship cùng số lượng camera, nhưng thuật toán của 2 hãng khác nhau, cách cân bằng màu sắc khác nhau thì chất lượng ảnh cũng chênh lệch nhau. Tuy nhiên, việc xử lý ảnh chụp bằng phần mềm và AI cho ra hình ảnh có màu sắc rực rỡ hơn so với thực tế nên nhìn hơi ảo một chút.

Phần cứng hay phần mềm? Phối hợp trơn tru là chụp đẹp liền!

Phần cứng hay phần mềm camera là bài toán khó giải và rất khó hiểu đối với nhiều người dùng. Đối với mình, ở tại mình sẽ chọn smartphone 4 camera cùng phần mềm tương đối, 2 phần này phối hợp với nhau sẽ cho ảnh đẹp hơn. Vì dù thế nào đi chăng nữa, phần mềm cũng chỉ là hỗ trợ và đưa ra kết quả cuối cùng mà thôi, việc ghi nhận và xử lý hình ảnh vẫn do phần cứng quyết định. Sử dụng ống kính đúng nhiệm vụ sẽ cho hình ảnh đẹp mắt hơn.

Đó là lựa chọn của mình, còn anh em thì sao? Một camera có phần mềm tốt hay bốn camera có phần mềm tương đối? Để lại ý kiến bên dưới phần comment nhé!

  • [Đâu Là Tốt #12] Cuộc chiến tấm nền màn hình LCD Vs. Màn hình OLED: Căng thẳng như dây đàn
  • Trên tay Samsung Galaxy A90 5G: Cấu hình quá nổi bật, thế còn gì hot nữa không?
Trung tâm bảo hành có bán linh kiện và dịch vụ chính hãng, gọi là có ngay hỗ trợ miễn phí, bảo hành suốt đời.
Xem thêm ↓

Quý đối tác sẽ được thử tiếp nhận và sửa ngay tại đây

Mẫu HSXV.Doc

© 2024. Trungtambaohanh.com Sửa tận nhà có Đổi Pin, Màn Hình, đổi main, SSD giữ nguyên Data
Công Ty Cổ Phần Máy Tính VIỆN GPĐKKD: 0305916372 do sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 18/07/2008 ĐT: 028.3844.2011