• 7:30 - 20:30
    Cả CN & Lễ
  • Lịch hẹn
  • 500 Cửa hàng
FTA là gì? Có bao nhiêu loại? Những FTA mà Việt Nam đang tham gia

FTA là gì? Có bao nhiêu loại? Những FTA mà Việt Nam đang tham gia

55,000₫

Có chổ đậu ô tô (Có thể mất phí)

Cửa hàng bạn đã chọn

Alo Mr Viện, mua gì cứ điện 19006163

Cung cấp thông tin về FTA là gì, gồm có bao nhiêu loại và những FTA mà Việt Nam đã tham gia. Click để tìm hiểu ngay!

Nếu bạn là một người hay giành thời gian để lướt đọc thông tin trên điện thoại, laptop chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ FTA. Vậy FTA là gì, nó gồm bao nhiêu loại và Việt Nam đã tham gia những FTA nào? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!

1. FTA là gì?

Khái niệm: FTA là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area hay còn gọi là Hiệp định thương mại tự do. Đây là một hình thức liên kết quốc tế giữa các quốc gia mà ở đó các hàng rào về thuế quan và phi thuế quan đều sẽ bị giảm hoặc xóa bỏ. Từ đó từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.

Hình ảnh minh họa khái niệm FTA

Hình ảnh minh họa khái niệm FTA

Nguồn gốc: Trong lịch sử FTA chỉ được hiểu đơn giản là sự thỏa thuận kín giữa hai bên. Tuy nhiên theo thời gian, khi nền kinh tế phát triển và mọi người bắt đầu có nhu cầu trao đổi hàng hóa xuyên lục địa nhiều hơn, khái niệm FTA mới được định nghĩa rõ hơn. Hiệp định thương mại tự do đầu tiên trên thế giới được thành lập vào tháng 1 năm 1989 giữ Hoa Kỳ và Canada và tới thời điểm hiện tại đã có hơn 420 bản hiệp định được ký kết.

Bản FTA đầu tiên vào năm 1989

Bản FTA đầu tiên vào năm 1989

2. Đặc điểm của FTA

Một số đặc trưng của FTA:

+ Giữa các quốc gia thành viên, thuế quan hay hạn ngạch sẽ được giảm hoặc xóa bỏ.

+ Đẩy mạnh hợp tác giữa các nước thành viên.

+ Cho phép đẩy mạnh chuyên môn hóa thế mạnh của từng thành viên.

Đặc điểm cơ bản của FTA

Đặc điểm cơ bản của FTA

+ Cần có các quy tắc để FTA có thể vận hành, ví dụ như: mỗi nước cần làm các thủ tục thuế quan nào, các loại thuế nào sẽ giảm và loại nào sẽ bị xóa, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ ra sao,...

+ Luôn cố gắng cân bằng lợi ích giữa các bên hợp tác.

+ Tạo ra các cơ hội phát triển mới cho các nước thành viên.

3. FTA có bao nhiêu loại?

Theo như thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã có khoảng 200 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực được chia thành bốn nhóm chính.

+ FTA khu vực: Hiệp định tự do thương mại được ký kết giữa các nước trong cùng một tổ chức khu vực, ví dụ như AFTA.

+ FTA song phương: Đây là bản ký kết giữa hai nước, có thể kể đến như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) hay Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA),...

Bốn loại cơ bản của FTA

Bốn loại cơ bản của FTA

+ FTA đa phương: Hiệp định được ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau, ví dụ như TPP

+ FTA được ký giữa một tổ chức với một nước: Có thể hiểu đây là bản giao kết giữa một tổ chức với một quốc như, một số ví dụ điển hình như Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu u (EVFTA),...

4. Nội dung chính và nguyên tắc của 1 bản FTA

Nội dung chính của FTA: Tùy thuộc vào sự thỏa thuận hay bàn bạc giữa các bên mà nội dung của FTA sẽ được thay đổi, tuy nhiên nhìn chung nó sẽ có ba điều cơ bản sau:

- Các cam kết có liên quan tới tự do hàng hóa: Đề cập tới việc dỡ bỏ rào cản thương mại giữa các nước thành viên, bao gồm:

+ Danh sách các ưu đãi thuế quan gồm cả thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.

+ Các cam kết về điều kiện xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan và thủ tục chứng nhận xuất xứ.

+ Loại bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan như biện pháp hạn chế/cấm xuất nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu,...

Nội dung chính trong FTA

Nội dung chính trong FTA

- Cam kết liên quan tới tự do dịch vụ: Thông thường mục này sẽ được đề cập ở các bản Hiệp định thương mại tự do sau này, nó sẽ soạn thảo một số nội dung sau:

+ Điều kiện để mở cửa thị trường dịch vụ

+ Các nguyên tắc liên quan tới việc đối xử với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi họ cung cấp dịch vụ.

Tự do trao đổi hàng hóa và dịch vụ

Tự do trao đổi hàng hóa và dịch vụ

Các nguyên tắc trong FTA:

+ Duy trì cân bằng lợi ích giữa các quốc gia: Các thỏa thuận khi ký kết phải được cân nhắc dựa trên tình hình chính trị, kinh tế của mỗi bên.

+ Gây dựng được cơ hội phát triển: Sử dụng công cụ SWOT để nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như rủi ro, từ đó đưa đến cam kết với hiệu quả cao nhất. Góp phần giúp đôi bên cùng nhau phát triển bền vững.

Nguyên tắc cảu FTA

Nguyên tắc cảu FTA

5. Việt Nam hiện đang tham gia những FTA nào?

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia và ký kết 14 FTA . Sau đây là bảng thống kê:

STT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

Năm có hiệu lực

1

AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

1993

2

ACFTA

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc

2003

3

AKFTA

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc

2007

4

AJCEP

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản

2008

5

VJEPA

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản

2009

6

AIFTA

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ

2010

7

AANZFTA

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand

2010

8

VCFTA

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê

2014

9

VKFTA

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc

2015

10

VN-EAEU FTA

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu

2016

11

CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

2018

12

AHKFTA

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc)

2019

13

EVFTA

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu

2020

14

UKVFTA

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh

2020

Bài viết trên cung câp thông tin về khái niệm FTA là gì, gồm có bao nhiêu loại và Việt Nam đã tham gia những FTA nào. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn!

Trung tâm bảo hành có bán linh kiện và dịch vụ chính hãng, đào tạo KTV miễn phí, gọi là có mặt ngay, bảo hành tại nhà.
Xem thêm ↓

Quý đối tác sẽ được thử tiếp nhận và sửa ngay tại đây

Mẫu HSXV.Doc

© 2024. Trungtambaohanh.com Nhanh Lấy liền Điện thoại laptop ipad PC Surface Gopro
Công Ty Cổ Phần Máy Tính VIỆN GPĐKKD: 0305916372 do sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 18/07/2008 ĐT: 028.3844.2011