• 7:30 - 20:30
    Cả CN & Lễ
  • Lịch hẹn
  • 500 Cửa hàng
Hình lập phương là gì? Có bao nhiêu cạnh? Cách vẽ hình lập phương

Hình lập phương là gì? Có bao nhiêu cạnh? Cách vẽ hình lập phương

27,700₫
Gói trọn bộ linh kiện zin hãng Sửa chữa từ xa miễn phí: 1800 1080

Có chổ đậu ô tô (Có thể mất phí)

Cửa hàng bạn đã chọn

Alo Mr Viện, hư gì cứ điện 1800.1080 (24/7)

Định nghĩa về hình lập phương. Các tính chất và dấu hiệu nhận biết hình lập phương. Công thức tính liên quan đến hình lập phương. Cách vẽ hình lập phương đơn giản.

Trong cuộc sống, có rất nhiều đồ vật dựa vào hình dạng của hình lập phương. Liệu rằng thường xuyên gặp phải hình lập phương nhưng bạn có biết hình lập phương có bao nhiêu cạnh, bao nhiêu mặt đối xứng không? Hãy theo dõi bài viết để tìm hiểu nhé!

1. Hình lập phương là gì?

Hình lập phương là khối đa diện đều có 6 mặt đều là hình vuông, có 8 đỉnh, có 12 cạnh bằng nhau, cứ 3 cạnh gặp nhau tại 1 đỉnh và 4 đường chéo cắt nhau tại một điểm.

Các vật dụng hình lập phương như: Xúc xắc, rubik, hộp quà, ...

Định nghĩa hình lập phương

Định nghĩa hình lập phương

2. Tính chất của hình lập phương

- Hình lập phương có 9 mặt phẳng đối xứng.

- Hình lập phương có 12 cạnh bằng nhau.

- Đường chéo của các mặt bên đều bằng nhau.

- Đường chéo hình khối lập phương bằng nhau.

3. Hình lập phương có bao nhiêu cạnh?

Hình lập phương có tổng cộng 12 cạnh và độ dài tất cả các cạnh là bằng nhau.

4. Hình lập phương có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?

Hình lập phương có 9 mặt phẳng đối xứng:

- 3 mặt chia nó thành 2 khối hộp chữ nhật.

- 6 mặt chia nó thành 2 khối lăng trụ tam giác.

Hình lập phương có 9 mặt phẳng đối xứng

Hình lập phương có 9 mặt phẳng đối xứng

5. Tâm của hình lập phương

Hình lập phương có 4 đường chéo cắt nhau tại một điểm, điểm đó được xem là tâm của hình lập phương.

Tâm của hình lập phương

Tâm của hình lập phương

6. Dấu hiệu nhận biết hình lập phương

Nhận biết hình lập phương dựa vào 1 trong 2 dấu hiệu sau:

- Có 12 cạnh bằng nhau.

- Có 6 mặt đều là hình vuông.

Bằng mắt thường cũng rất dễ nhận ra hình lập phương bởi nó rất cân xứng.

7. Công thức liên quan đến hình lập phương

Công thức tính diện tích xung quanh hình lập phương

Diện tích xung quanh hình lập phương bằng bình phương độ dài một cạnh nhân với bốn.

Công thức tính diện tích xung quanh hình lập phương

Công thức tính diện tích xung quanh hình lập phương

Trong đó:

+ a: Độ dài một cạnh.

+ S: Diện tích xung quanh hình lập phương.

Hãy theo dõi bài viết Công thức tính diện tích xung quanh hình lập phương để hiểu rõ hơn nhé!

Công thức tính diện tích toàn phần hình lập phương

Diện tích toàn phần hình lập phương bằng bình phương độ dài một cạnh nhân với 6.

Công thức tính diện tích toàn phần hình lập phương

Công thức tính diện tích toàn phần hình lập phương

Trong đó:

+ a: Độ dài một cạnh.

+ S: Diện tích toàn phần hình lập phương.

Để tìm hiểu thêm, hãy tham khảo bài viết Công thức tính diện tích toàn phần hình lập phương nhé!

Công thức tính thể tích hình lập phương

Thể tích hình lập phương bằng lập phương độ dài một cạnh.

Công thức tính thể tích hình lập phương

Công thức tính thể tích hình lập phương

Trong đó:

+ a: Độ dài một cạnh.

+ V: Thể tích hình lập phương.

Cùng theo dõi bài viết Công thức tính thể tích hình lập phương để nắm rõ hơn nhé!

8. Một số công thức liên quan khác đến hình lập phương

- Tính diện tích bề mặt

Diện tích bề mặt vật thể là tổng diện tích của các mặt trên vật thể đó. Vì khối lập phương có 6 mặt bằng nhau nên tính diện tích một mặt rồi nhân lên 6 lần.

Công thức tính diện tích bề mặt hình lập phương

Công thức tính diện tích bề mặt hình lập phương

Trong đó:

+ a: Độ dài một cạnh.

+ S: Diện tích bề mặt hình lập phương.

- Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp

Công thức tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình lập phương

Công thức tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình lập phương

Trong đó:

+ a: Độ dài một cạnh.

+ R: Bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình lập phương.

- Tính bán kính mặt cầu tiếp xúc với các cạnh

Công thức tính bán kính mặt cầu tiếp xúc với các cạnh của hình lập phương

Công thức tính bán kính mặt cầu tiếp xúc với các cạnh của hình lập phương

Trong đó:

+ a: Độ dài một cạnh.

+ R: Bán kính mặt cầu tiếp xúc với các cạnh của hình lập phương.

- Tính bán kính mặt cầu nội tiếp

Công thức tính bán kính mặt cầu nội tiếp của hình lập phương

Công thức tính bán kính mặt cầu nội tiếp của hình lập phương

Trong đó:

+ a: Độ dài một cạnh.

+ r: Bán kính mặt cầu nội tiếp.

Lưu ý: Khi tính các công thức phải dùng đến căn bậc hai như ở trên, bạn nên sử dụng máy tính cầm tay để có kết quả chính xác và nhanh chóng.

9. Cách vẽ hình lập phương

Hướng dẫn vẽ hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ như sau:

Bước 1: Vẽ mặt đáy: Vẽ hình bình hành ABCD (mặt đáy hình lập phương ABCD.A’B’C’D’).

Vẽ hình bình hành ABCD

Vẽ hình bình hành ABCD

Bước 2: Lần lượt dựng các đường cao có độ dài a, ta được các đường cao AA’=BB’=CC’=DD’=a.

Dựng các đường cao có độ dài a

Dựng các đường cao có độ dài a

Bước 3: Nối các đỉnh A’,B’,C’,D’ ta được hình lập phương ABCD.A’B’C’D’.

Nối các đỉnh A’,B’,C’,D’

Nối các đỉnh A’,B’,C’,D’

Lưu ý: Kẻ nét đứt cho AB, AD, AA’ vì đây là những đoạn bị lấp, không nhìn thấy được.

Bài viết này đã nêu rõ định nghĩa, tính chất, các công thức liên quan và cách vẽ hình lập phương rất cụ thể và chi tiết rồi không nào? Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở các bài viết sau!

Trung tâm chuyên sửa chữa bảo hành tất cả các dòng điện thoại – máy tính bảng, laptop, đồng hồ thông minh, máy AIO, PC Gaming tận nhà cho khách hàng.
Xem thêm ↓

Quý đối tác sẽ được thử tiếp nhận và sửa ngay tại đây

Mẫu HSXV.Doc

© 2024. Trungtambaohanh.com Sửa tận nhà có Đổi Pin, Màn Hình, đổi main, SSD giữ nguyên Data
Công Ty Cổ Phần Máy Tính VIỆN GPĐKKD: 0305916372 do sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 18/07/2008 ĐT: 028.3844.2011