• 7:30 - 20:30
    Cả CN & Lễ
  • Lịch hẹn
  • 500 Cửa hàng
Nâng cấp RAM để làm gì RAM 8GB, 16GB hay 32GB mới là đủ

Nâng cấp RAM để làm gì RAM 8GB, 16GB hay 32GB mới là đủ

1,020,000₫

Có chổ đậu ô tô (Có thể mất phí)

    Cửa hàng bạn đã chọn

    Còn hàng sẵn có xem ngay lấy liền

    Nên nâng cấp RAM hay không là thắc mắc và nhu cầu của đa phần người dùng sử dụng máy tính hiện nay. Bài phân tích dưới đây các bạn tìm thấy được nhu cầu thật sự của bản thân và đưa ra quyết định nâng cấp RAM phù hợp.

    Trước hết, với hệ điều hành hiện nay đã ngày càng nhiều chức năng hơn xưa, chúng ra sẽ rất hiếm thấy một chiếc laptop nào chỉ 4GB RAM còn hàng trên thị trường, hay 1 thanh RAM 4GB hàng chính hãng cũng đã bớt phổ biến. Do đó dù là vì lý do gì thì người dùng phổ thông không chuyên về máy tính cũng sẽ hiểu 8GB RAM đã là tối thiểu.

     

    Cụ thể hơn, đối với đa số người sử dụng đã quen thuộc với hệ điều hành Windows 10 64 bit, ta có những con số đối chiếu cơ bản:
    - Khởi động hệ điều hành sử dụng 3-3,5GB RAM.
    - Chia sẻ bộ nhớ sang iGPU (card đồ hoạ tích hợp) khoảng 500Mb.
    - 10-12 tab trình duyệt Chrome sử dụng khoảng 2,5-3GB.

    Vậy nên, nếu vượt quá những nhu cầu này, việc nâng cấp RAM là rất cần thiết để tránh tràn bộ nhớ RAM dẫn đến sử dụng tác vụ bị chậm (giật, lag, not responding v.v…) là câu trả lời đầu tiên cho thắc mắc “nâng cấp RAM để làm gì”.

     

    Chỉ cần CTRL+SHIFT+ESC, mở sang tab "Performance" là sẽ thấy được dung lượng RAM đã sử dụng (in use) và dung lượng RAM còn lại (available).

     

    Tiếp đến, những game thủ có nhu cầu chơi các game AAA mới nhất thì lúc này tối thiểu cần nâng cấp RAM lên mức 16GB. Về lý thuyết 16GB vẫn là dư dả, nhưng để đảm bảo sự tiện lợi cho đa tác vụ và ổn định hệ thống thì vẫn cứ nên là 16GB. Và với tính chất hoạt động cùng sức mạnh đã được khẳng định của Dual-channel, 2 thanh RAM 8GB sẽ cho tốc độ xử lý nhanh hơn là 1 thanh RAM 16GB chạy đơn.

    Nâng cấp RAM lên cao hơn nữa là nhu cầu cực kỳ phổ biến với người dùng máy tính chuyên chỉnh sửa video 4K, và mức RAM 32GB là tiêu chuẩn để đáp ứng. Trên thực tế đối với môi trường chuyên nghiệp, chuyện đầu từ RAM lên 64GB dung lượng không còn là hiếm.

    Nếu đã nâng cấp RAM mà máy vẫn chậm thì sao?

    1. Sắm thêm ổ SSD

    HDD chưa bao giờ là lựa chọn tối ưu để chạy chương trình (trừ thời kì SSD chưa ra đời). Nếu chưa có, hãy sắm lấy 1 chiếc SSD SATA 3, hoặc nếu bo mạch chủ chấp nhận SSD NVMe thì bạn hãy cứ sắm, giá chẳng đắt hơn SATA 3 là bao.

    2. X.M.P profile đã bật chưa?

    Nếu một bộ RAM DDR4 của bạn ghi ngoài vỏ hộp có tốc độ là 3000 Mhz (là tốc độ đã được ép xung lên) không có nghĩa cứ cắm vào là sẽ chạy ở tốc độ này mà thông thường sẽ chạy ở tốc độ mặc định là 2133 Mhz. Ở các tác vụ nhẹ có thể bạn sẽ khó mà nhận ra, nhưng khi render video thấy chậm, đa tác vụ thấy “giật giật” hay chơi game thấy fps không được ấn tượng thì chắc hẳn thủ phạm chính là cái sự “mặc định” này.

    Vào BIOS và enable Extreme Memory Profile (X.M.P) lên thôi! Chú ý là mỗi bo mạch chủ sẽ có giao diện BIOS khác nhau bạn nhé.

     

    3. Tốc độ các thanh RAM phải đồng nhất

    Có rất nhiều thói quen của người dùng sử dụng 2 thanh RAM khác nhau, khác ở đây bao gồm cả khác hãng, khác tốc độ. Khi đã có sẵn một dàn PC hoàn chỉnh nhưng chỉ có 8GB RAM, thế là chúng ta đi mua thêm một thanh nữa về để nâng cấp. Nhưng đôi khi có những trường hợp không để ý loại RAM đang dùng là hãng gì, tốc độ bao nhiêu,... Lỡ mua rồi thì cứ lăp “bừa. Nhiều trường hợp mua phải RAM có tốc độ thấp hơn dẫn đến việc khi lắp vào hệ thống PC chỉ nhận tốc tối đa của RAM đó. Ví dụ cụ thể RAM đang có sẵn là 3000 Mhz và RAM mua thêm là 2400 Mhz, khi lắp 2 RAM này vào cùng hệ thống thì chỉ nhận 2400 Mhz mà thôi.

    4. Kích hoạt RAM dual-channel

    2 kênh giao tiếp giữa CPU-RAM chắc chắn sẽ nhanh hơn 1 kênh đáng kể, do đó chúng ta cần phải kích hoạt dual-channel (kênh đôi) để tận dụng tốc độ xử lý.

    Nếu bo mạch chủ chỉ có 2 khe RAM, câu chuyện sẽ rất đơn giản vì đây cũng chính là kênh đôi của RAM và bạn chỉ cần cắm đủ 2 RAM cùng loại, cùng dung lượng, cùng tốc độ là đã kích hoạt được dual-channel.

    Cũng tương tự trường hợp trên, nếu bo mạch chủ có 4 khe RAM và bạn đang có 4 RAM cùng loại, cùng dung lượng, cùng tốc độ thì cắm đủ 4 khe là sẽ kích hoạt dual-channel.

    Nếu bo mạch chủ có 4 khe RAM và bạn chỉ có 2 thanh RAM thì sao? Hãy cắm vào 2 khe số lẻ (1 và 3) hoặc 2 khe số chẵn (2 và 4), hoặc hình dung một cách dễ hiểu hơn là cắm 2 thanh RAM cách nhau 1 khe —> dual-channel sẽ được kích hoạt.

    Khác với các bo mạch chủ cao cấp hay các bo mạch chủ có phong cách thiết kế riêng, sẽ có khá nhiều bo mạch chủ phân khúc phổ thông hay phân khúc tầm trung tô màu khe RAM để đánh dấu dual-channel, như vậy người dùng mới sẽ không bị khó khăn khi tìm hiểu về vấn đề này.

     

     

    Cách kiểm tra dual-channel bằng phần mềm CPU-Z: Cài đặt và mở phần mềm, chuyển sang tab Memory và theo dõi channel đã hiển thị “Dual” hay chưa.

     

     

    Hy vọng những thông tin ở trên đã giải đáp được những thắc mắc của các bạn về việc có nên nâng cấp RAM hay không và nâng cấp, điều chỉnh thế nào để tối ưu hoá. Nếu còn có những băn khoăn cụ thể hơn đừng ngại để lại bình luận ở phía dưới sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề một cách triệt để và dễ hiểu nhất!

     

    Xem thêm ↓

    Quý đối tác đăng ký sẽ được nhận việc ngay "lượm lúa" tại đây hoặc tải Mẫu HSXV.Doc

    Hãy bình luận chúng tôi sẽ trả lời ngay bằng zalo
    © 2022. Trungtambaohanh.com Sửa tận nhà có Đổi Pin, Màn Hình, đổi main, SSD giữ nguyên Data
    Công Ty Cổ Phần Máy Tính VIỆN GPĐKKD: 0305916372 do sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 18/07/2008 ĐT: 028.3844.2011