Chia sẻ chi tiết về những thứ nên và không nên cho vào lò vi sóng, lò nướng và nồi chiên không dầu để bạn sử dụng đúng cách, tiện lợi. Nhấn xem ngay tại Trung Tâm Bảo Hành!
Lò vi sóng là thiết bị sử dụng sóng vi ba để làm chín thức ăn theo hướng từ trong ra ngoài. Năng lượng cao trong lò vi sóng sẽ làm cho các phân tử nước, chất béo, đường trong thực phẩm chuyển động gây ma sát với nhau, dẫn đến sinh nhiệt.
Do lò vi sóng có cách thức hoạt động như trên, vì vậy khi sử dụng lò vi sóng bạn nên lưu ý một số thứ nên và không nên cho vào lò vi sóng như sau đây để đảm bảo cho lò hoạt động lâu bền và hiệu suất nhất có thể nhé.
Dù không nên màng bọc thực phẩm vào lò vi sóng, nhưng nếu đó là các loại màng bọc PVDC và PMP thì có thể sử dụng rất an toàn trong lò vi sóng.
Lý giải cho điều này là vì, màng bọc PVDC (làm từ Polyvinylidene Clorua) và PMP (làm từ Polymetylpenten) đều là màng bọc có khả năng chịu nhiệt cao trong khoảng 140 - 180 độ C nên có thể dùng được trong lò vi sóng.
Ngoài ra, giấy nến và đồ dùng có chất liệu gốm, sứ, gỗ, thủy tinh đều có thể dùng cho loại lò này vì khả năng chịu nhiệt tốt lên tới khoảng 200 độ C.
Điều tối kỵ nhất của lò vi sóng chính là các thực phẩm bên trong nhiều nước, bên ngoài vỏ cứng như là trứng. Vì lò vi sóng có cơ chế hoạt động làm nóng từ trong ra ngoài, khiến áp suất tăng cao, các phân tử nước cọ xát sinh nhiệt mà không có chỗ thoát sẽ dẫn đến cháy nổ.
Tiếp đến, đối với các loại rau củ vỏ cứng mà không được gọt vỏ như cà rốt, bí đỏ, hạt dẻ,... hay nước sốt và các loại trái cây nhiều nước như nho, cam,... cũng là thứ không nên cho vào lò vi sóng vì sẽ gây ra các sự cố như cháy nổ, vấy bẩn tung tóe khắp lò.
Cuối cùng, những vật dụng như đồ kim loại, đồ dùng chịu nhiệt kém, giấy bạc và màng bọc thực phẩm không chịu nhiệt cũng là những thứ tối kỵ khi dùng trong lò vi sóng. Bạn hãy thêm ngay vào sổ tay ghi chú để không sơ ý quên mất điều này nhé!
Lò nướng hoạt động bằng cách truyền nhiệt bằng điện trở để làm chín thức ăn trực tiếp từ ngoài vào trong. Thông thường, lò nướng sẽ có các thanh nướng được đặt ở phía trên và sát phía dưới đáy để tạo nhiệt cho lò.
Cuối cùng, quạt đối lưu đặt ở giữa lò sẽ thổi khí nóng đều khắp, bao trùm bề mặt thực phẩm, tạo ra những món ăn thành phẩm thơm ngon, hấp dẫn nhìn là mê.
Nồi chiên không dầu có cách hoạt động cũng khá giống lò nướng với cơ chế làm nóng thanh nhiệt. Cụ thể là, nguồn điện sẽ kết hợp với quạt tản nhiệt đối lưu để luân chuyển khí nóng đi khắp bề mặt thực phẩm, giúp món ăn chín đều mà ít phải dùng đến dầu ăn.
Đối với lò nướng và nồi chiên không dầu, bạn có thể cho thực phẩm được bọc trong giấy bạc hoặc giấy nến vì đây là những thứ dùng được trong lò và trong nồi.
Bên cạnh đó, các đồ dùng kim loại được làm bằng nhôm, inox hoặc các đồ chịu nhiệt cao cũng đều có thể sử dụng được trong lò nướng và nồi chiên không dầu.
Dù vậy, bạn nên lưu ý, đối với các món đồ có khả năng chịu nhiệt cao như gốm, sứ, gang, thủy tinh, sau khi lấy chúng ra khỏi tủ lạnh thì bạn nên rã đông hoặc để ở nhiệt độ phòng ổn định rồi mới cho vào lò nướng và nồi chiên không dầu nhé.
Lý do là vì các loại vật dụng này không thể chịu được sốc nhiệt (đột ngột thay đổi nhiệt độ từ nơi có nhiệt độ cao sang nhiệt độ thấp và ngược lại).
Do cách thức hoạt động của 2 thiết bị lò nướng và nồi chiên không dầu khá giống nhau, vậy nên những thứ không nên cho vào đây cũng có nhiều nét tương đồng.
Với lò nướng và nồi chiên không dầu, bạn không nên cho màng bọc thực phẩm hay những vật dụng có chứa chì, điều này sẽ dễ dẫn đến cháy nổ hoặc tiết ra các chất độc vào thực phẩm đấy nhé.
Bên cạnh đó, những đồ vật làm từ gỗ, nhựa, xốp, giấy cũng nên tránh, vì nhiệt độ cao sẽ khiến chúng bị nứt, biến dạng hoặc tệ hơn là cháy luôn trong lò và nồi.
Thiết bị | Nên | Không nên |
Lò vi sóng | - Giấy nến - Màng bọc thực phẩm chịu nhiệt (PVDC, PMP) - Nhựa chịu nhiệt độ cao - Đồ có chất liệu gốm, sứ, gỗ, thủy tinh |
- Giấy bạc - Màng bọc thực phẩm không chịu nhiệt - Thực phẩm có nhiều nước hoặc vỏ cứng như trứng, nước sốt, nho,...cà rốt, bí, hạt dẻ (chưa gọt vỏ) - Đồ làm bằng kim loại (kể cả chỉ có viền trang trí) - Nhựa thường, không chịu nhiệt - Đồ dùng chịu nhiệt kém |
Lò nướng Nồi chiên không dầu |
- Giấy bạc - Giấy nến - Đồ dùng kim loại bằng nhôm, inox - Đồ dùng có chất liệu gốm, sứ, gang, thủy tinh |
- Màng bọc thực phẩm - Đồ dùng không phải làm từ nhôm, inox và có chì (có thể đồ gốm sứ nhiều màu) - Đồ có chất liệu gỗ, giấy, xốp, nhựa |
Như vậy là Trung Tâm Bảo Hành đã tổng hợp thông tin chi tiết về những thứ nên và không nên cho vào lò vi sóng, lò nướng và nồi chiên không dầu, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để công việc bếp núc trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn nhé!