• 7:30 - 20:30
    Cả CN & Lễ
  • Lịch hẹn
  • 500 Cửa hàng
Pin laptop là gì? Cách hoạt động, cấu tạo và pin laptop có mấy loại? Các bạn cứ xem bài viết sau đây là biết liền

Pin laptop là gì? Cách hoạt động, cấu tạo và pin laptop có mấy loại? Các bạn cứ xem bài viết sau đây là biết liền

12,700₫
Trọn bộ linh kiện đã gồm công keo chính hãng Cứu dữ liệu từ xa miễn phí: 1900 6163

Có chổ đậu ô tô (Có thể mất phí)

    Cửa hàng bạn đã chọn

    Còn hàng sẵn có xem ngay lấy liền

    Có khi nào bạn tự hỏi rằng pin laptop là gì hay chưa? Pin laptop dùng được bao lâu? Hay pin laptop có mấy loại? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài tìm hiểu pin laptop.

    Có khi nào bạn tự hỏi bản thân rằng pin laptop là gì hay chưa? Hiển nhiên pin là một trong những bộ phận không thể thiếu bên trong một chiếc laptop, giúp chúng ta có thể mang thiết bị đi khắp nơi sử dụng và hạn chế việc phải mang theo dây sạc. Thế nhưng, bạn có thật sự hiểu về pin của laptop? Hay pin laptop có mấy loại? Hãy cùng mình tìm ra câu trả lời thông qua bài viết ở bên dưới.

    Lưu ý: Bài viết được tổng hợp và dịch từ các chuyên trang công nghệ Cnet, Computer Hope.

    Pin laptop là gì và hoạt động như thế nào?

    Pin là một phần cứng nhằm cung cấp năng lượng cho laptop để tạo điều kiện cho laptop hoạt động mà không cần phải cắm dây nguồn.

    Pin laptop là một bộ phận không thể thiếu.
    Pin là một bộ phận không thể thiếu đối với laptop. Nguồn: Tech Review Mag.

    Về nguyên lý hoạt động, pin là một thiết bị lưu trữ điện năng dưới dạng hóa học, chúng có khả năng biến năng lượng hóa học thành nguồn điện để cung cấp năng lượng cho thiết bị. Tiếp đến, chúng ta cùng đi vào cấu tạo bên trong của pin laptop. Một thỏi pin trên mỗi chiếc laptop sẽ thường được cấu thành từ ba bộ phận chính là: Vỏ pin, cell pin và bo mạch pin.

    Cấu tạo của pin laptop.
    Cấu tạo của pin laptop. Nguồn: Budget Light Forum.

    Về bo mạch của pin thì đây chính là nơi chứ các thông tin giúp laptop có thể nhận dạng chính xác loại pin phù hợp và trên bo mạch cũng là nơi chưa các mạch bảo vệ, mạch sạc, chip quản lý nguồn pin, các giắc tiếp xúc với laptop,…

    Đây là một dạng bo mạch của pin laptop. (Nguồn: Budget Light Forum).
    Đây là một dạng bo mạch của pin laptop. (Nguồn: Budget Light Forum).

    Tiếp đến là cell pin, một thuật ngữ các bạn chắc đã nghe nhiều rồi nhỉ. Có thể hiểu đơn giản, cell pin là tổ hợp các viên pin liên kết với nhau, trong đó mỗi viên pin được gọi là một cell. Ví dụ như khi ta nói đến viên 6 cell thì có nghĩa rằng chiếc laptop của bạn đang sở hữu 6 viên pin liên kết lại. Cuối cùng là vỏ pin, có vai trò giữ và bảo vệ cell pin, bo mạch trong một khối liên kết chặt chẽ, tạo thành một thỏi pin hoàn chỉnh mà chúng ta vẫn thường thấy.

    Cell pin laptop bao gồm nhiều viên pin kết nối lại với nhau. (Nguồn: Budget Light Forum).
    Cell pin laptop bao gồm nhiều viên pin kết nối lại với nhau. (Nguồn: Budget Light Forum).

    Pin laptop có mấy loại?

    • Pin Niken-Cadmium (NiCd hoặc NiCad)

    Được phát minh vào năm 1899, NiCd loại pin sạc được sử dụng cho không chỉ laptop mà cả các thiết bị khác như máy quay phim, máy khoan… Ở hai đầu pin NiCd sử dụng điện cực làm bằng Niken Hydroxit ở cực dương và Cadimi kim loại ở cực âm, bên trong là dung dịch điện giải kiềm lỏng thường là Kali Hydroxit.

    Cấu tạo pin NiCd.
    Cấu tạo pin NiCd. Nguồn: Solar Review.

    Về ưu điểm, pin NiCd có tuổi thọ pin lâu, điện áp đầu ra nhất quán, mật độ năng lượng cao hơn, nhẹ và nhỏ hơn pin axit chì, bên cạnh đó pin NiCd cũng có thể hoạt động tốt trong các điều kiện khắc nghiệt hơn so với các loại pin khác.

    Còn nhược điểm của pin NiCd chính là cực kỳ độc hại và không thân thiện với môi trường. Ngoài ra, hai thành phần Niken và Cadimi trong viên pin này cũng là các kim loại đắt tiền nên phần nào khiến giá thành của pin NiCd bị đội lên cao. Hơn nữa, pin NiCd còn tỏa ra nhiều nhiệt và điều này sẽ có thể ảnh hưởng nhất định đến quá trình sử dụng của chúng ta.

    Pin NiCd.
    Pin NiCd. Nguồn: Solar Review.

    Một đặc điểm của pin NiCd là hiệu ứng nhớ (memory effect). Đây là hiện tượng suy giảm tuổi thọ nhanh chóng nếu chúng ta không sử dụng pin đúng cách. Cụ thể, khi bạn sạc pin Ni–Cd với dòng sạc nhỏ hoặc dùng pin không kiệt đã sạc lại thì một số hợp chất hóa học sẽ tích tụ ở cực âm của pin. Nếu bạn tiếp tục sạc kiểu này, các hợp chất tích tụ ngày càng nhiều thêm và làm giảm khả năng tích lũy năng lượng của pin.

    • Pin Niken Hiđrua kim loại (NiMH)

    Pin Niken Hiđrua kim loại (NiMH) là một kiểu pin sạc tương tự như pin Niken Cadimi (NiCd) nhưng sử dụng hỗn hợp hấp thu Hiđrua cho anốt thay cho Cadimi, vốn là một chất hóa học độc hại.

    Cấu tạo pin NiMH.
    Cấu tạo pin NiMH. Nguồn: Circruit DIY.

    Ưu điểm của pin NiMH đó là hiệu ứng nhớ của pin NiMH nhỏ hơn, thân thiện với môi trường hơn và có công suất lớn hơn. Một pin NiMH có thể có điện dung lớn gấp hai đến ba lần so với pin NiCd cùng kích thước. Tuy nhiên, pin NiMH lại có tuổi thọ ngắn hơn, dễ bị hỏng vì nhiệt nếu sạc quá lâu và dung lượng pin cũng giảm dần sau các lần sạc.

    • Pin Lithium Ion (Li-ion/ LIB)

    Pin Li-ion là một loại pin sạc, thường sử dụng điện cực là các hợp chất mà cấu trúc tinh thể của chúng có dạng lớp (layered structure compounds). Khi đó trong quá trình sạc và xả, các ion Li sẽ xâm nhập và lấp đầy khoảng trống giữa các lớp này, nhờ đó mà phản ứng hóa học xảy ra.

    Cấu trúc của pin Li-ion.
    Cấu trúc của pin Li-ion. Nguồn: Research Gate.

    Các vật liệu điện cực có cấu trúc tinh thể dạng lớp thường dùng cho cực dương là các hợp chất oxit kim loại chuyển tiếp và Li, như LiCoO2, LiMnO2, v.v….; dùng cho điện cực âm là graphite. Pin Li-ion thường được dùng cho những thiết bị điện di động, phổ biến nhất là pin sạc cho các thiết bị điện tử cầm tay như laptop, smartphone, máy ảnh…

    Ưu điểm của pin Li-ion đó là không có hiệu ứng nhớ, cho thời gian sử dụng lâu hơn các loại pin thông thường, nếu bạn sử dụng đúng cách thì có thể sạc và dùng từ 500 đến 1000 lần. Chưa hết, giá thành của pin Li-ion cũng khá rẻ nên phù hợp cho nhiều thiết bị và được sử dụng rộng rãi trên thị trường.

    Pin Li-ion.
    Pin Li-ion. Nguồn: Iamrenew.

    Còn nhược điểm của pin Li-ion thì sao nhỉ? Đây là một loại pin dễ biến động và dễ bắt lửa nếu chúng ta sử dụng không đúng cách và loại pin này cũng sẽ giảm dần dung lượng sau mỗi lần sạc. Do đó, pin cũng sẽ suy giảm chất lượng theo thời gian kể cả khi bạn dùng hay không dùng thiết bị đấy nhé.

    • Lithium Polymer (Li-Po)

    Pin Li-Po hay Lithium Polymer thực chất có nguyên lý hoạt động tương tự như pin Li-Ion, đó là trao đổi ion Li giữa 2 điện cực nhưng dùng chất điện ly dạng polymer khô, tương tự như một miếng phim nhựa mỏng. Miếng phim này được kẹp (thực sự là ghép lá) giữa cực dương và cực âm của pin cho phép trao đổi ion. Hiện nay pin Li-Po được dùng rộng rãi và rất phổ biến trên các thiết bị điện tử như smartphone, tablet cao cấp, các loại pin sạc dự phòng,... cũng như các ngành khác như vận tải, hàng không, y tế,...

    Pin Li-Po,
    Pin Li-Po. Nguồn: 3D Inside.

    Về ưu điểm, pin Li-Po nhẹ, dễ uốn và thiết kế đa hình dạng, kích thước. Ngoài ra, pin Li-Po còn có thể chịu được nhiệt độ cao, khả năng lưu trữ năng lượng nhiều, lâu bị chai và ít bị suy giảm khả năng lưu trữ sau thời gian dài không sử dụng. Tuy nhiên, pin Li-Po cũng có một số nhược điểm như chi phí sản xuất cao, tuổi thọ pin vẫn giảm sau quá trình sạc/xả pin (hoặc sạc/xả pin không đúng cách).

    Tổng kết

    Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về pin laptop cũng như một số loại pin laptop thông dụng hiện nay. Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm một vài kiến thức hữu ích và tất cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết này của mình.

    Trung tâm chuyên sửa chữa thay thế, bảo hành miễn phí, thu mua, cấp cứu dữ liệu, bảo trì vệ sinh,thu phí dịch vụ, hỗ trợ KTV mở cửa hàng riêng, đổi cũ lấy mới cho khách hàng.
    Xem thêm ↓

    Quý đối tác đăng ký sẽ được nhận việc ngay "lượm lúa" tại đây hoặc tải Mẫu HSXV.Doc

    Hãy bình luận chúng tôi sẽ trả lời ngay bằng zalo
    © 2022. Trungtambaohanh.com +Cấp cứu dữ liệu Data Recovery còn Đổi Pin, Màn Hình, đổi main, SSD
    Công Ty Cổ Phần Máy Tính VIỆN GPĐKKD: 0305916372 do sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 18/07/2008 ĐT: 028.3844.2011