• 7:30 - 20:30
    Cả CN & Lễ
  • Lịch hẹn
  • Hệ thống cửa hàng
Tìm hiểu các cổng kết nối trên điện thoại và cách phân biệt dễ dàng

Tìm hiểu các cổng kết nối trên điện thoại và cách phân biệt dễ dàng

94,800₫
Giá trọn bộ linh kiện hãng đã gồm công thay Gọi tư vấn miễn cước: 1900 6163

Có chổ đậu ô tô (Có thể mất phí)

    Cửa hàng bạn đã chọn

    Còn hàng sẵn có xem ngay lấy liền

    Bài viết này sẽ tổng hợp và phân biệt giúp bạn các loại cổng kết nối đã và hiện có trên những chiếc điện thoại mà có thể bạn chưa biết hết. Click ngay vào bài viết để tìm hiểu thêm nhé!

    Trải qua vài thập kỷ, từ điện thoại cơ bản cho đến những sản phẩm tràn viền như hiện nay, các bạn có thể thấy được sự thay đổi liên tục của các cổng kết nối có trên điện thoại. Và có bao giờ bạn thắc mắc rằng đã có bao nhiêu loại cổng kết nối xuất hiện trên loại thiết bị này hay không? Nếu có thì hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu thêm nhé!

    1. Các cổng kết nối trên điện thoại phổ biến hiện nay

    - Micro USB

    Micro USB là chuẩn kết nối từng phổ biến ở thời đầu của những chiếc điện thoại cảm ứng khi đó, và được các nhà sản xuất khi ấy ưa chuộng sử dụng bởi vì kích thước nhỏ gọn, phù hợp để tích hợp lên trên điện thoại và chi phí sản xuất rẻ. Ngoài ra, một ưu điểm khác đó là chúng vừa là cổng giao tiếp sạc cho điện thoại, vừa là cổng truyền dữ liệu cho thiết bị.

    Cổng Micro USB

    Cổng Micro USB

    Tuy nhiên, cổng micro USB có một nhược điểm, đó là người dùng thường nhầm lẫn chiều trong lúc cắm vào thiết bị. Hơn nữa, các công nghệ sạc nhanh như QuickCharge cũng không được tích hợp trên loại cổng sạc này, thế nên, phương thức kết nối này đang dần biến mất trên thị trường.

    Các loại thiết bị đã và đang được trang bị cổng micro USB, bao gồm:

    + Điện thoại Android: Ví dụ như Xiaomi Redmi 9A, Samsung Galaxy A02.

    + Máy tính bảng: Ví dụ như Lenovo Tab E7 TB-7104I, Samsung Galaxy Tab A8 8" T295 (2019).

    + Tai nghe không dây: Ví dụ như Tai nghe Bluetooth True Wireless Xiaomi Earbuds Basic 2 BHR4272GL, Tai nghe Bluetooth True Wireless Belkin Soundform AUC001.

    Tham khảo thêm các dây sạc micro USB đang được bán tại Trung Tâm Bảo Hành tại ĐÂY.

    - USB Type-C

    USB Type-C lần đầu được đưa lên sản phẩm điện thoại vào năm 2015 trên dòng sản phẩm của nhà sản xuất LeTV (LeEco). Và có thể nói, đến năm 2021, hầu như các sản phẩm trên thị trường đều đã chuyển sang sử dụng phương thức sạc này.

    Phương thức sạc mới này khắc phục hết tất cả nhược điểm của thế hệ cổng sạc cũ là micro USB, bao gồm cả việc cho phép cắm mà không cần biết chiều cũng như là phương thức sạc nhanh. Một ưu điểm lớn khác mà chúng ta cũng không thể bỏ qua là tính đa năng của USB Type-C, bởi nó cho phép truyền tín hiệu nhạc ra tai nghe, cho phép truyền tải dữ liệu nhanh hơn, thậm chí là cho phép xuất tín hiệu ra các thiết bị màn hình rời.

    Một số cổng USB Type-C có hỗ trợ xuất màn hình rời

    Một số cổng USB Type-C có hỗ trợ xuất màn hình rời

    Nhược điểm có lẽ là duy nhất của phương thức này có lẽ đến từ giá thành vẫn còn cao, nếu so sánh với các cổng giao tiếp kiểu cũ.

    USB Type-C không chỉ phổ biến trên điện thoại, mà còn cả trên các thiết bị máy tính bảng, máy ảnh hay là laptop. Cụ thể:

    + Điện thoại: Ví dụ như Samsung Galaxy S21 5G, OPPO Reno5.

    + Máy tính bảng: Ví dụ như Huawei MatePad, Samsung Galaxy Tab S7.

    + Laptop: Ví dụ như MacBook chip M1, Lenovo Yoga 9.

    Tham khảo thêm các dây sạc USB Type-C đang được bán tại Trung Tâm Bảo Hành tại ĐÂY.

    Cổng USB Type-C

    Cổng USB Type-C

    - Lightning

    Lần đầu xuất hiện trên dòng sản phẩm iPhone 5, cổng Lightning vẫn được Apple giữ đến hiện nay trên dòng iPhone 12 của hãng, đồng thời là thiết bị iPad 10.2 inch. Vào thời điểm đó thì cổng sạc Lightning mang đến nhiều ưu thế như là thiết kế nhỏ gọn, cho phép cắm chiều nào cũng được.

    Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì cổng sạc Lightning đã bắt đầu có một nhược điểm đó là tốc độ truyền dữ liệu cũng chưa được nhanh khi so sánh với cổng USB Type-C, theo nguồn tin của Tronsmart. Ngoài ra, các thiết bị trong hệ sinh thái của Apple, như là iPad Pro, iPad Air hay MacBook, cũng đã bắt đầu chuyển sang cổng USB Type-C hết, từ đó làm mất tính đồng bộ của các sản phẩm.

    Các sản phẩm hiện đang sử dụng phương thức sạc này là iPhone, iPad thế hệ cũ, AirPods.

    Tham khảo thêm các dây sạc Lightning đang được bán tại Trung Tâm Bảo Hành tại ĐÂY.

    Tham khảo thêm một số mẫu iPhone đang được bán tại Trung Tâm Bảo Hành tại ĐÂY.

    Cổng Lightning

    Cổng Lightning

    - Cổng tai nghe 3.5mm

    Cổng tai nghe 3.5mm là phương thức giúp thiết bị có thể truyền tải tín hiệu âm thanh đến tai nghe hay loa của bạn. Ngoài chức năng này, một số thiết bị lợi dụng việc cắm tai nghe để kích hoạt tính năng phát đài FM trên điện thoại.

    Với sự lên ngôi của các sản phẩm tai nghe không dây và loa không dây thì có số lượng người sử dụng loại cổng 3.5mm đang ngày một giảm dần. Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng đang dần bỏ đi cổng 3.5mm trên smartphone với lý do như để dành chỗ cho các thành phần linh kiện khác, tăng tính đồng nhất và khả năng chống nước của smartphone. Tuy nhiên, nếu bạn cần thưởng thức âm thanh với chất lượng tốt nhất thì bạn vẫn nên sử dụng cổng cắm 3.5mm nhé!

    Tính tới năm 2021, vẫn còn nhiều sản phẩm đang còn sử dụng cổng 3.5mm, như điện thoại, máy tính bảng, loa, microphone thu âm,...

    Ví dụ như một số mẫu điện thoại vẫn còn cổng tai nghe 3.5mm là Vivo Y51, Samsung Galaxy M51, và tương tự với máy tính bảng là Lenovo Tab M10 FHD Plus, Samsung Galaxy Tab A7 Lite.

    Tham khảo thêm một số mẫu tai nghe sử dụng chuẩn 3.5mm đang được bán tại Trung Tâm Bảo Hành tại ĐÂY.

    Jack tai nghe 3.5mm

    Jack tai nghe 3.5mm

    2. Các cổng kết nối cũ trên điện thoại

    - Cổng tai nghe 2.5mm

    Trong những thập niên 2000 thì lúc đấy, cổng tai nghe 2.5mm nhen nhóm xuất hiện, như là một phiên bản rút gọn của cổng 3.5mm kể trên. Về chức năng thì cổng này cũng tương tự như cổng 3.5mm, nhưng có kích thước nhỏ hơn.

    Tuy nhiên, cổng này cũng dần biến mất khỏi thị trường do việc thu nhỏ kích thước này cũng không có mấy ý nghĩa, đồng thời kiểu cổng 3.5mm cũng đã khá phổ biến trên nhiều thiết bị gia dụng thời đó.

    Cổng 2.5mm đã có một thời từng xuất hiện trên các thiết bị Nokia “cục gạch”, rồi cũng nhanh chóng biến mất trên điện thoại.

    Cổng 2.5mm thời đó

    Cổng 2.5mm thời đó

    - Cổng mini USB

    Cổng mini USB là tiền thân của cổng micro USB hiện nay, và đã xuất hiện từ đầu những năm 2000. Cổng sạc này đã bị lỗi thời bởi vì kích thước bề dày còn khá lớn, không còn phù hợp với smartphone hiện nay.

    Sản phẩm nổi đình nổi đám thời gian đó là Moto Razr V3 cũng đã sử dụng phương thức sạc qua cổng mini USB này.

    Cổng mini USB từng xuất hiện trên Moto Razr V3

    Cổng mini USB từng xuất hiện trên Moto Razr V3

    - Cổng Dock Connector (loại 30 chấu)

    Nghe có vẻ xa lạ nhưng Dock Connector loại 30 chấu (30-pin Dock Connector) chính là dây sạc cho các sản phẩm iPhone 4s trở về trước và các thiết bị iPod cũ. Cổng sạc này nhanh chóng bị thay thế bởi cổng sạc Lightning hiện tại của Apple.

    Tương tự như Apple thì Samsung cũng đã từng trang bị cổng sạc Dock Connector loại 30 chấu này lên 2 sản phẩm là Samsung Galaxy Note 3 và Galaxy S5 của hãng, tuy nhiên có một chút thay đổi cấu trúc so với cổng sạc của Apple, tuy nhiên sau đó cũng nhanh chóng bị loại bỏ vì kích thước quá lớn.

    Cổng Dock Connector (loại 30 chấu)

    Cổng Dock Connector (loại 30 chấu)

    - Cổng sạc đầu tròn (2.0mm và 3.5mm)

    Dây sạc 2.0mm thường được gọi một cách dân giã là cổng sạc chân kim bởi vì kích thước nhỏ và thuôn như một chiếc kim. Tương tự, dây sạc 3.5mm cũng thường được gọi với các tên cổng sạc đầu tròn.

    Hai cổng sạc này xuất hiện ở cuối những năm 1990s, và đã được đưa lên rất nhiều sản phẩm của Nokia thời đó. Tuy nhiên, dần dần sau này thì tiêu chuẩn sạc này cũng bị loại bỏ dần bởi cổng sạc mini USB và micro USB sau này.

    Cổng sạc đầu tròn (2.0mm và 3.5mm)

    Cổng sạc đầu tròn (2.0mm và 3.5mm)

    - Cổng Pop-Port

    Đây là cổng giao tiếp trên những chiếc điện thoại Nokia từ những năm 1996, với chức năng duy nhất đó là truyền tín hiệu và dữ liệu có trong máy ra các phụ kiện bên ngoài. Tương tự như hai chuẩn sạc kể trên thì chúng cũng dần biến mất bởi vì các thế hệ cổng USB sau này được trang bị cả khả năng truyền tải thông tin này.

    Cổng Pop-Port

    Cổng Pop-Port

    Vừa rồi là các thông tin về các cổng kết nối đã và đang xuất hiện trên điện thoại. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài viết khác!

    Trung tâm bảo hành có bán linh kiện và dịch vụ chính hãng, đào tạo KTV miễn phí, gọi là có mặt ngay, bảo hành tại nhà.
    Xem thêm ↓

    Quý đối tác đăng ký sẽ được nhận việc ngay "thưởng 10.000.000đ trên tk" tại đây hoặc tải Mẫu HSXV.Doc

    Hãy bình luận chúng tôi sẽ trả lời ngay bằng zalo
    © 2022. Trungtambaohanh.com Trung tâm +Cấp cứu dữ liệu, Đổi Pin, Màn Hình, SSD
    Công Ty Cổ Phần Máy Tính VIỆN GPĐKKD: 0305916372 do sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 18/07/2008 ĐT: 028.3844.2011